Nhiều vấn đề đặt ra sau khi thoái vốn ở Vinamilk

Thứ tư, 11/11/2015 06:30 AM - 0 Trả lời

Sau khi thoái vốn, ban lãnh đạo doanh nghiệp này rồi đây sẽ ra sao, họ có tiếp tục điều hành doanh nghiệp hay phải thay đổi ê-kíp khác.

Sau khi thoái vốn, ban lãnh đạo doanh nghiệp này rồi đây sẽ ra sao, họ có tiếp tục điều hành doanh nghiệp hay phải thay đổi ê-kíp khác.
[caption id="attachment_60428" align="aligncenter" width="500"]8H-chot Nhà máy sữa hiện đại tại Bình Dương của Vinamilk[/caption]

Vai trò của ban lãnh đạo ở một doanh nghiệp (DN), nhất là DN lớn như Vinamilk, là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển cũng như giá trị của DN. Nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào DN nào đó, họ không chỉ dựa vào doanh số, lợi nhuận mà họ còn muốn biết ban lãnh đạo công ty đó là ai để cân đong, đo đếm khi đầu tư.

Con bò sữa tỉ đô của Vinamilk có khá nhiều thông tin nhưng chính thức như thế nào thì đến thời điểm này cũng chưa thấy. Việc thoái vốn ra sao, lúc nào thực hiện, đối tượng nào được mua, nguồn tiền thu được làm gì...? Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh DN này. Muốn biết thông tin chính thức như thế nào thì phải chờ quyết định của Chính phủ sau khi Bộ Tài chính và SCIC trình lên.

Một vấn đề khá quan trọng mà thời gian qua chưa thấy ai nói là vai trò của ban điều hành Vinamilk trong công việc thoái vốn này ra sao. Họ sẽ hiện diện như thế nào, trách nhiệm, quyền hạn như thế nào. Được biết, khi nhà đầu tư định đầu tư vào công ty nào đó thì trước tiên họ quan tâm đến đội ngũ quản lý và chú ý đặc biệt đến vị tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT cũng như hoạt động kinh doanh của đơn vị mà họ muốn đầu tư. Với một DN lớn mạnh thì người đứng đầu phải tài giỏi mới đủ sức lèo lái con thuyền.

Từ đó nhà đầu tư cũng như cổ đông mới tin tưởng hợp tác với các lãnh đạo giỏi của DN, thậm chí họ tìm mọi biện pháp để giữ chân họ bằng lương bổng, cổ phiếu thưởng, tùy theo thành tích và kết quả kinh doanh. Đối với Vinamilk, một DN được xây dựng từ một công ty có vốn hóa thị trường chưa đến 100 triệu USD khi cổ phần hóa vào năm 2003 và sau đó phát triển lớn mạnh như hiện nay cần phải được ghi nhận công lao của ban lãnh đạo và có chế độ khen thưởng tương xứng với đóng góp của họ. Được biết, chưa có năm nào SCIC bỏ phiếu ủng hộ cho việc phát hành cổ phiếu thưởng cho ban lãnh đạo Vinamilk. Nếu SCIC bỏ phiếu ủng hộ thì con bò sữa này còn có giá trị cao hơn nhiều. Có thông tin SCIC có thể sửa chữa bằng việc cam kết dành một tỉ lệ nhất định số tiền thu được từ thoái vốn đó để thưởng cho ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên.

Cho đến thời điểm này cũng chưa thấy thông tin gì từ DN này, kể cả người lãnh đạo của DN lâu nay khá kín tiếng. Được biết khi có thông tin SCIC dự định thay thế bà Mai Kiều Liên thì có sự phản đối của các nhà đầu tư nước ngoài trước đại hội cổ đông của DN năm 2015. Tại sao các cổ đông muốn giữ bà Liên, vì các nhà đầu tư chuyên nghiệp đó biết phải làm gì để giá trị cổ phiếu của mình ngày một tăng và sinh lời bền vững. Các cổ đông đã lo lắng khi bà Liên công bố dự tính nghỉ hưu vào năm 2016. Từ đó cho thấy các nhà đầu tư muốn cam kết lâu dài của ban lãnh đạo trước khi họ quyết định đầu tư.

Cái khó hiện nay là lãnh đạo Vinamilk chưa thể cam kết được gì với các nhà đầu tư, cổ đông vì việc ban lãnh đạo của DN này kể cả bà Liên đi hay ở cũng chưa biết. Do đó, lãnh đạo cũng không thể cam kết được khi chưa biết cổ đông sắp tới là ai, có thống nhất được hay không. Ban lãnh đạo được chọn nhà đầu tư tương lai, nếu không các hãng sữa đối thủ nước ngoài sẽ thâu tóm là điều khó tránh khỏi. Vấn đề hiện nay là cần xác định rõ ban lãnh đạo, quyền hạn, trách nhiệm, đặc biệt là có đủ năng lực, uy tín để phát triển như mong đợi.

Theo NLĐ

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản