(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học xảy ra một số bất cập. Nhiều đối tượng đã lợi dụng sự bất cập này để trục lợi, gây nên tình trạng bát nháo trong cấp văn bằng, chứng chỉ. Vậy đâu là kẽ hở để vấn nạn này có cơ hội tồn tại?
Nhóm phóng viên báo Lao Động: Đặng Thị Chung, Trần Huy Tuấn, Nguyễn Tuấn Anh đã thâm nhập điều tra, bóc trần đường dây gian lận chứng chỉ và làm nên loạt bài viết gây tiếng vang trong dư luận. Loạt bài đã đạt giải Ba Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019. Đặc biệt, từ tiếng vang của loạt bài này, ngày 26/11/2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành thông tư số 20/2019/TT-BGD chính thức khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A - B - C sau 26 năm tồn tại.
Nhóm tác giả Nguyễn Tuấn Anh (đứng thứ 1) Đặng Thị Chung (đứng thứ 3), Trần Huy Tuấn (đứng thứ 5), từ trái sang.
Từ thông tin ban đầu về đường dây thi hộ chứng chỉ
Câu chuyện bắt đầu từ yêu cầu không chỉ giáo viên dạy ngoại ngữ mà các cán bộ, công chức, viên chức một số ngành, địa phương phải có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh các loại A, B, C để tiếp tục giữ vị trí công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch hoặc bổ nhiệm. Ðể được miễn thi ngoại ngữ đầu vào và đầu ra, nhiều học viên các lớp cao học, nghiên cứu sinh cũng cần các chứng chỉ ngoại ngữ này. Những quy định này đang ẩn chứa nhiều nhiêu khê, lợi dụng, đẻ ra các loại giấy phép con, làm khó, làm khổ giáo viên đã và đang xảy ra mà gần như 100% giáo viên đều bức xúc.
Phóng viên trẻ Trần Tuấn cho biết: “Từ tháng 3 năm 2019, thời điểm đó, tôi nhận được phản ánh của một giáo viên sắp về hưu tại Sóc Sơn (Hà Nội) về tình trạng hàng trăm giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc tại huyện này được các “cò” chứng chỉ mời chào thi “bao đậu” chứng chỉ Tiếng Anh và Tin học để hoàn thiện hồ sơ cho kỳ thi viên chức đã cận kề. Tàn nhẫn ở chỗ, đối tượng mà các “cò” nhắm đến đa số lại là những thầy cô giáo lớn tuổi, có người sắp về hưu, những cô giáo mầm non lương chỉ ba cọc ba đồng. Nhiều giáo viên công khai nói thẳng, những tấm chứng chỉ trên là vô nghĩa, “hút máu” của họ cả tháng lương”.
Cũng theo Trần Tuấn, thực tế cho thấy yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức, nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục nên đã đăng ký lớp học ngoại ngữ tin học với thời gian học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ tin học không thực chất. Chúng ta dựa vào chuẩn như chứng chỉ, bằng cấp nhưng thực ra lại không chuẩn vì không ai kiểm soát điều kiện đảm bảo chất lượng của những chứng chỉ ấy. Dựa trên một cái không chuẩn để định ra chuẩn là mất chuẩn.
Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi thi học chứng chỉ thì không sử dụng đến. Mục đích có chứng chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch và gây tốn kém cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trước những hệ quả to lớn đó nhóm phóng viên thấy rằng cần phải có tiếng nói phản ánh những bất cập, ngang trái trong quy định về chứng chỉ Tin học và ngoại ngữ đối với hàng triệu công chức, viên chức trên cả nước.
Mở rộng tìm hiểu, nhóm phóng viên thấy tình trạng này không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà phổ biến ở khá nhiều tỉnh phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên… Nhiều giáo viên, viên chức ở vùng cao cũng đang bị các “cò” chứng chỉ và cả các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức thi chứng chỉ “làm tiền” không thương tiếc.
Trên chuyến xe, các “cò” tổ chức cho thí sinh từ Hà Nội và Thái Nguyên thi “chống trượt” chứng chỉ, chủ yếu là các giáo viên đã lớn tuổi.
Đến đây nhóm phóng viên đã nhận thấy, vấn nạn này bắt nguồn từ những bất cập của chính sách. “Khi anh đặt ra cho người ta một quy định về trình độ mà người ta khó có thể đạt được nó thì việc gian lận thậm chí phải bỏ tiền mua chứng chỉ là đương nhiên”, nhiều công chức, viên chức đã nói thẳng như vậy. Nhưng những bất cập đó là ở đâu, sai phạm diễn ra như thế nào? Tôi và các đồng nghiệp thấy cần phải vào cuộc làm rõ những vướng mắc đó”, Trần Tuấn cho biết thêm.
Đến sự cảnh giác của đối tượng, quá trình tác nghiệp tưởng đi vào ngõ cụt
Đường dây gian lận là sự móc nối giữa các “cò” chứng chỉ và một số cán bộ, giám thị coi thi biến chất tại các đơn vị coi thi nhằm trục lợi trên nỗi thống khổ chứng chỉ của công chức viên chức. Mỗi kỳ thi có số lượng hàng trăm thí sinh diễn ra ở 3 tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Để có được những hình ảnh, chứng cứ xác thực cho những thông tin đã thu thập được, nhóm phóng viên đồng thời chia nhau ra tham dự và chứng kiến không dưới 10 kỳ thi như vậy.
Trong vai thí sinh dự thi, nhà báo Đặng Chung cho biết: “Các thí sinh phải đóng khoản tiền “chống trượt” từ 1,5 – 2,2 triệu đồng cho 2 loại chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C và chứng chỉ Tin học. Chúng tôi chứng kiến cảnh không ít giáo viên vùng cao phải vay tiền thi “chống trượt” kiểu này. Các thí sinh được các “cò” gom lên, tổ chức thành từng đoàn xe từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang… đến các địa điểm thi là các trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh”.
Trước khi thi, các thí sinh sẽ được “cò” phát cho một tờ đáp án (thường giống 60 – 70% đề thi thật) và dặn đem vào phòng thi chép. Các giám thị trong phòng thi cũng là mắt xích trong đường dây này. Lần nào nhóm phóng viên cũng chứng kiến cảnh giám thị chép đáp án lên bảng cho thí sinh điền vào bài thi, giám thị làm bài hộ luôn cho thí sinh, giám thị cũng có thể “mất hút” để các thí sinh thoải mái giở tài liệu chép bài.
Những hình ảnh cận cảnh trong phòng thi được phóng viên Lao Động ghi lại đã chứng tỏ sự móc nối giữa các Công ty đào tạo với các trường thi tại Đại học quốc tế Bắc Hà, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Cao đẳng Thương mại Du lịch Thái Nguyên, Học viện Quản lý Giáo dục để tạo ra những kỳ thi cấp chứng chỉ dối trá.
Cò Nam (người đứng giữa ảnh trên bên trái,) mang đáp án đã được in đậm, đánh dấu x vào phòng thi cho thí sinh chép trước mặt các giám thị.
Tuy nhiên, sau nhiều lần nhập vai thâm nhập vào các lớp thi hộ này, nhóm phóng viên nhận thấy rất rõ các đối tượng vi phạm cảnh giác rất cao. “Sự đề phòng này của các đối tượng vi phạm khiến nhiều lúc đề tài đi vào ngõ cụt, tưởng như không thể ghi nhận lại các sai phạm cụ thể. Nếu không có sự giúp sức đắc lực của chính các công chức, viên chức bức xúc với các loại chứng chỉ vô lý này (họ là thí sinh trong các kỳ thi trên, buộc phải thi chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ) thì chúng tôi đã không thể hoàn thiện được loạt bài”, phóng viên Nguyễn Tuấn Anh kể lại.
Mẫu chứng chỉ Ngoại ngữ cò gửi cho tôi xem để mời chào thi.
Chứng chỉ hành giáo viên, đây không phải là vấn đề mới xảy ra. Làm thế nào để loạt phóng sự có tiếng vang mà vẫn phản ánh thực chất nhất một phần thực trạng là việc không dễ dàng. Trao đổi với nhau rất nhiều lần, nhóm phóng viên đều cho rằng bắt buộc phải thể hiện vấn đề một cách thuyết phục với nhiều bằng chứng cụ thể và cách kể chuyện hấp dẫn hơn. Vượt qua những khó khăn ban đầu, sau khi thâm nhập được vào đường dây thi hộ chứng chỉ thì những bằng chứng thu được thực sự đắt giá. Đó cũng là lý do tại sao, cả 3 loạt bài trong series trên khi đăng tải trên laodong.vn đều tiếp cận lượng bạn đọc lớn, tạo chủ đề tranh luận trên không ít các diễn đàn mạng xã hội.
Chính vì sức lan tỏa này mà ngày 7/11/2019, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận trách nhiệm khi để vấn nạn chứng chỉ hành hạ công chức viên chức nhiều năm qua. Bộ trưởng cũng cam kết, sau khi luật Công chức, viên chức sửa đổi 2020, thì văn bằng, chứng chỉ sẽ không còn là nỗi khổ của hàng triệu công chức, viên chức trên cả nước nữa.
Cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nêu quan điểm trước Quốc hội: Qua thực tiễn, Bộ GD&ĐT nhận thấy, đối với giáo viên nói riêng và công chức, viên chức nói chung, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết. Mới đây, ngày 26/11/2019, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành thông tư số 20/2019/TT-BGD chính thức khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A - B - C sau 26 năm tồn tại.
Những thông tin trên khiến hàng triệu người trên cả nước vui mừng vì sẽ bớt khốn khổ trên hành trình đi “chạy” chứng chỉ. Và đó là mục đích và điều mà nhóm phóng viên hướng tới nhằm góp phần chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.
(CLO) Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, chiều 27/3, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27/3 đến ngày 29/3/2025.
(CLO) Giữa tiết trời giao mùa của tháng 3 sang tháng 4, tại nhiều con đường, tuyến phố của Hà Nội khoác lên mình một màu xanh mướt bởi những hàng cây bàng lá nhỏ, níu chân người qua.
(CLO) Ông Vladimir Putin đã giữ vị trí Tổng thống Nga suốt 25 năm, từ một chính trị gia ít tên tuổi trở thành một trong những nhân vật quyền lực bậc nhất thế giới.
(CLO) 3 tháng đầu năm 2025, Cảnh sát giao thông (CSGT) TP HCM phát hiện, xử lý hơn 12.200 trường hợp xe ô tô dừng, đỗ sai quy định, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm 2024.
(CLO) Liên quan đến vấn đề thịt lợn và giá thịt lợn hơi tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá tình hình thị trường; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo cung cầu; kiểm soát khâu trung gian, thực hiện nghiêm các chỉ đạo về điều hành giá...
(CLO) Nga và Ukraine tiếp tục cáo buộc nhau không thực sự nghiêm túc trong các cuộc đàm phán hòa bình khi liên tiếp đổ lỗi về những cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng.
(CLO) Nhằm tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thực hiện nghiêm túc công việc này.
(CLO) Nêu rõ tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm.
(CLO) Nga và Triều Tiên đang bước vào giai đoạn cuối cùng để khởi công xây dựng một cây cầu đường bộ bắc qua sông Đồ Môn, nhằm tăng cường kết nối và hợp tác song phương.
(CLO) Tổng công ty IDICO – CTCP (Mã: IDC) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 2 vào ngày 7/4 tới đây, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Ước tính doanh nghiệp sẽ chi ra khoảng 495 tỷ đồng để thực hiện, trong đó hai cổ đông lớn nhất sẽ nhận tổng cộng hơn 170 tỷ đồng.
(CLO) Cầu Quảng Đà có tổng vốn đầu tư hơn 274 tỷ đồng bắc qua sông Yên, nối tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng chính thức thông xe sau hơn 15 tháng thi công.
(CLO) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 21 và công bố, trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
(CLO) Chiều 27/3, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã tổ chức lễ bốc thăm chia bảng Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2026 (Asian Cup nữ 2026). Theo kết quả bốc thăm, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ nằm chung bảng E cùng các đội tuyển Guam, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) và Maldives.
(CLO) Thanh tra Chính phủ vừa có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi. Trong đó, Thanh tra Chính phủ đề xuất bỏ thanh tra huyện, thanh tra sở, thanh tra tổng cục.
(CLO) Ngày 27/3, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Quảng Bình thông tin về việc xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô phân khối lớn vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A.
(CLO) Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.
(NB&CL) Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
(CLO) Chiều 26/3, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari đã tới thăm và làm việc tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội).
(CLO) Tại buổi làm việc với 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đánh giá cao vai trò tiên phong của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền và tinh gọn bộ máy.
(CLO) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 26/3, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tiến hành thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
(CLO) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, truyền hình không còn là một phương tiện truyền tải thông tin truyền thống, hiện nay và cả trong tương lai trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay đổi hoàn toàn cách sản xuất và truyền tải nội dung các chương trình truyền hình.
(CLO) Ngày 25/3, tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Phó Tổng Giám đốc Ngô Minh Hiển đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của nhóm Đại sứ các nước G4 (gồm Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ).
(CLO) Ngày 25/3, Báo Dân trí phối hợp chính quyền địa phương và bà con nhân dân xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) tổ chức Lễ khởi công xây cầu Dân trí ở thôn Trang Thành với tổng kinh phí gần 500 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ tái thiết cuộc sống người dân sau bão lũ.
(CLO) Ngày 25/3, Báo Nhân Dân triển khai Dự án ‘Yêu lắm Việt Nam’ tại một loạt điểm đến, là các di tích lịch sử, văn hóa, thiên nhiên tại tỉnh Đồng Nai.