Nhu cầu điện tăng nhanh, giải pháp nào đảm bảo cung ứng mùa nắng nóng?

Thứ tư, 18/05/2022 19:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngay khi dịch bệnh được khống chế, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi và tăng tốc. Để đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, làm gì để đảm bảo cung ứng nhu cầu này đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tại cuộc Tọa đàm: “Tiết kiệm năng lượng - Giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2022 ” do Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng Quốc gia - Bộ Công Thương, phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức tổ chức sáng nay (18/5), theo Ban tổ chức, theo dự báo của Trung tâm dự báo thời tiết Quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2022 sẽ liên tiếp xảy ra các đợt nắng nóng diện rộng dẫn đến nhu cầu sử dụng điện trên cả nước tăng vọt. Việc đảm bảo cung ứng đủ điện năng cho sản xuất và tiêu dùng đang là bài toán khó ?

Nhu cầu điện cho nền kinh tế đang phục hồi

Căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, yêu cầu phục hồi kinh tế, EVN đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng phụ tải điện.

Theo đó, kịch bản 1 ở mức 8,3%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh. Kịch bản 2 - với mức tăng trưởng nhu cầu phụ tải ở mức cao 12,4%, tương ứng sản lượng điện toàn quốc đạt hơn 286 tỷ kWh.

Từ thực tế tăng trưởng GDP/tăng trưởng điện (theo 2 kịch bản EVN xây dựng), nếu tăng trưởng điện lên tới 8,3% đến hơn 12% và GDP khoảng 6 - 6,5% thậm chí trên 7% thì tỷ lệ vẫn phải hơn 1,4-1,6…

nhu cau dien tang nhanh giai phap nao dam bao cung ung mua nang nong hinh 1

Các chuyên gia trong buổi toạ đàm.

Ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ EVN cho biết, Tập đoàn này đã báo cáo Bộ Công Thương về xây dựng kịch bản phát triển điện bởi sau khi dịch khắc phục, việc phát triển kinh tế - xã hội được phát triển rất nhanh, điện sẽ là một trong những nhu cầu đầu tiên và thiết yếu để đảm bảo sự phục hồi của nền kinh tế sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đồng thời, EVN cũng đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với các tỉnh, thành phố liên quan dọc hạ lưu sông Hồng có một kế hoạch lấy nước tốt nhất và tiết kiệm nguồn nước cao nhất.

"Chúng tôi cũng phải đảm bảo nguồn nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện than và các nhà máy nhiệt điện chạy dầu có một dự phòng về nhiên liệu sẵn sàng cho việc huy động. Đặc biệt, rà soát các lưới điện của các tỉnh, thành phố được sửa chữa, đầu tư xây dựng trong quý 1 năm 2022", ông Lâm cho biết.

Vai trò và giải pháp tiết kiệm năng lượng năm 2022

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Chánh Văn Phòng BCĐ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương cho rằng: “Nếu chúng ta làm tốt các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng sẽ giảm áp lực về cung ứng điện cho nền kinh tế. Nếu mỗi địa phương tiết kiệm được 2% điện năng như yêu cầu của chỉ thị số 20 tăng cường tiết kiệm điện của Thủ tướng giai đoạn 2020-2025 đề ra cũng giúp giảm được hàng tỷ Kw giờ điện mỗi năm, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”.

Ông Trịnh Quốc Vũ cho biết thêm, khi nguồn cung năng lượng thế giới dồi dào từ Liên Bang Nga bị nghẽn lại sẽ làm chuyển dịch thị trường năng lượng sơ cấp từ thế giới. Việt Nam cũng nằm trong bức tranh chung trong bối cảnh đó. Về dài hạn, cần có những chiến lược nguồn cung sơ cấp. Bên cạnh đó, cần tăng cường mô điện từ các quốc gia láng giềng, các lưới điện quốc gia, hình thành thị trường điện.

Về tiết kiệm điện, Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhờ cường độ năng lượng của nước ta đang ở mức rất cao trong khu vực và trên thế giới mặc dù lượng tiêu thụ điện trên đầu người chưa cao. Việt Nam còn rất nhiều dư địa để tăng hiệu quả nguồn năng lượng điện.

Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh nhận định, du lịch và dịch vụ sẽ phục hồi, cùng với đó chuỗi sản xuất công nghiệp cũng phục hồi. Kịch bản sẽ là tăng trưởng 8 - 12% điện năng vào cuối năm nay, khi tất cả dịch vụ sản xuất đi vào hoạt động.

Để có thể đảm bảo sản xuất, ngoài chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngoài đầu tư các ngành tỷ trọng năng lượng hiệu quả tăng lên như ngành công nghiệp không khói, thì phải duy trì hiệu quả các ngành công nghiệp nặng. Với khối ngành công nghiệp đặt ra thách thức phải có đầu tư lớn và thay đổi công nghệ để giảm cường độ năng lượng.

Tuy nhiên, việc sản xuất than, dầu khí nội địa khó khăn, chi phí đắt hơn, thị trường quốc tế giá cao do tác động của cuộc chiến Nga - Ukraina. Nếu không có vai trò nhà nước ở đây sẽ không thể kiểm soát được chi phí sản xuất điện.

Trước mắt, EVN và Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục phối hợp giải quyết việc thiếu nguồn năng lượng sơ cấp, nhưng về dài hạn, nguy cơ thiếu là khá lớn.

Bài và ảnh: Nguyễn Linh

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp