Như Thanh (Thanh Hóa): Đổi mới tư duy và khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế của đồng bào

Thứ bảy, 23/12/2023 15:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bằng những phương pháp tuyên truyền sâu rộng, huyện Như Thanh đã làm tốt công tác đổi mới tư duy và khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ gìn bản sắc dân tộc của từng vùng trên địa bàn miền núi.

Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện

Sau khi Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành; Ban Thường vụ Huyện ủy Như Thanh đã chỉ đạo UBND huyện tích cực tuyên  truyền  về  mục  tiêu,  nhiệm  vụ  và  giải  pháp  thực  hiện Chương  trình  bằng nhiều  hình  thức  đa  dạng,  phong phú,  như:  tuyên  truyền qua hệ thống truyền thanh tại địa phương; các bài viết, chuyên trang, chuyên mục trên các trang thông tin điện tử; lồng ghép vào các buổi Hội nghị tuyên truyền, tập huấn; các buổi tiếp xúc cử tri, đặc biệt là tổ chức gặp mặt, tuyên truyền, lắng nghe ý kiến của Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, khu phố toàn huyện; gặp mặt Người có uy tín năm 2021, 2022, 2023…

nhu thanh thanh hoa doi moi tu duy va khoi day y chi vuon len phat trien kinh te cua dong bao hinh 1

Phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc ở Như Thanh

Phát huy vai trò của các lực lượng tại cơ sở, nhất là Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng công an, quân sự, giáo viên, những người có uy tín trong cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số và  miền núi... trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Chương trình.

Qua đó góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng; các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; kiến thức, kinh nghiệm, các biện pháp phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cách làm hay trong sản xuất, gương điển hình thoát nghèo đến người dân nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rút dần khoảng cách thu nhập giữa các thành phần dân tộc, giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác trong huyện, tỉnh và cả nước; đổi mới tư duy và khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ gìn bản sắc dân tộc của từng vùng trên địa bàn miền núi.

nhu thanh thanh hoa doi moi tu duy va khoi day y chi vuon len phat trien kinh te cua dong bao hinh 2

Trong 02 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, công tác phát triển kinh tế của đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Như Thanh đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi; Công tác triển khai tổ chức thực hiện chương trình luôn chủ động, đạt tiến độ, hiệu quả; Tình hình đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dần ổn định và từng bước được cải thiện; kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư đồng bộ; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế ở vùng DTTS có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng DTTS và MN được tăng cường; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển; trật tự an toàn xã hội, an ninh - quốc phòng được giữ vững.

Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực huyện miền núi: 75,2 triệu đồng; Tỷ lệ đường giao thông thôn, bản được nhựa hóa, bê tông hóa 100%; Đầu tư nâng cấp các hồ, đập, bai đập, các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu 99%.

Năm 2022: Tổng số 13 công trình, trong đó, UBND huyện rà soát và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư 10 công trình năm 2022 (trong đó: 06 hạng mục công trình Nhà Văn Hóa, 01 hạng mục công trình trường học, 01 CT thủy lợi, 02 CT Đường giao thông), trong đó: 04 công trình ở xã khu vực  III, 06 công trình ở thôn ĐBKK xã khu vực  II, tổng  vốn CT MTQG  phân bổ đầu tư 5.968 triệu đồng.

UBND tỉnh phê duyệt 03 công trình: 01 công trình sửa chữa Nhà VH thôn, 01 công trình Nhà bộ môn trường THCS bán trú, và 01 công trình nước sinh hoạt tập trung; với số vốn: 11.200 triệu đồng.

Hiện nay có 10/10 công trình UBND các  xã  ĐBKK,  xã  có thôn bản  ĐBKK đã triển khai đầu tư và 3 công trình do tỉnh phê duyệt đã đầu tư xây dựng đã hoàn thành đang nghiệm thu để đưa vào khai thác sử dụng đạt 100%.

Về văn hóa, xã hội: Hoạt động Văn hóa - thông tin, thể dục thể thao luôn được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho công tác tuyên truyền, tổ chức các sự kiện, sinh hoạt cộng đồng, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

nhu thanh thanh hoa doi moi tu duy va khoi day y chi vuon len phat trien kinh te cua dong bao hinh 3

Công tác bảo tồn phát huy truyền thống bản sắc văn hóa của đồng bào luôn được chú trọng. Hiện nay vẫn duy trì 4 lễ hội tại các di tích, đó là: Lễ hội di tích lịch sử văn hóa đền Phủ Na, Lễ hội Đền Bạch Y công Chúa xã Phú Nhuận, Lễ hội Đền Mẫu Phủ Sung xã Hải Vân, Lễ hội đền Đức ông Khe Rồng thị trấn Bến Sung; có 3 lễ hội văn hóa dân gian đó là: Lễ hội Kin chiêng bọoc mạy tín ngưỡng sinh hoạt của người Thái xã Xuân Phúc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Lễ hội Sết bóoc mạy của dân tộc Thái xã Cán Khê; Lễ hội cơm mới của dân tộc Mường xã Phượng Nghi. Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền các cấp, hàng năm các lễ hội thường xuyên được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các vùng dân tộc thiểu số.

Hiện trên địa bàn đã xây dựng được 159 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đạt 100 % (trong đó có 124 nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đáp ứng được phần lớn nhu cầu sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Phát triển các môn thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số: Hàng năm, vào dịp lễ kỷ niệm và các sự kiện của quê hương, đất nước, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức các giải thi đấu thể thao như: Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền da, bóng chuyền hơi, Bóng đá... Đặc biệt huyện đã tập trung vào các môn thi đấu thể thao dân tộc như: môn đánh mảng, tung còn, bắn nỏ, kéo co…

nhu thanh thanh hoa doi moi tu duy va khoi day y chi vuon len phat trien kinh te cua dong bao hinh 4

Nhiều nội dung cần được tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Phạm Hữu Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Như Thanh: Chương trình triển khai trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

nhu thanh thanh hoa doi moi tu duy va khoi day y chi vuon len phat trien kinh te cua dong bao hinh 5

Cụ thể, đối với nội dung số 1: Hỗ trợ đất ở; nội dung số 3: Hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề thuộc Dự án 1, hiện nay UBND tỉnh chưa có hướng dẫn để các địa phương tổ chức thực hiện. 

Đối với nội dung 01, tiểu dự án 2 thuộc dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Do quy định dự án được thực hiện trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, các đối tượng chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo… các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, mặt khác định mức hỗ trợ cho các đối tượng thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND tỉnh thấp vì vậy khó khăn cho tổ chức thực hiện dự án.

Tại Tiểu dự án 3, Dự án 5: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay dự án đang được triển khai thực hiện, tuy nhiên còn một số khó khăn cụ thể như sau:

Nội dung số 02: Việc hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mức hỗ trợ 30.000đ/người/ngày theo khoản 2 điều 7 thông tư 152/2016/BTC là quá thấp so với ngày công lao động nên dẫn đến việc tuyển sinh và học nghề gặp nhiều khó khăn.

Nội dung số 03: Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng nguyên nhân khó khăn trong tổ chức thực hiện là các Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động không xuất được chứng từ gốc phiếu thu học phí, lệ phí, hóa đơn điện tử, biên lai thu tiền và các giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo (theo hướng dẫn Sở Lao động-TBXH tại công văn số 885/SLĐTBXH-VL ngày 10/3/2023)

Nội dung số 05: Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở GDNN vùng DTTS&MN. Theo công văn số 1516/TCGDNN- KHTC ngày 31/7/2023 của tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện không phải là cơ sở GDNN nên không được hỗ trợ sữa chữa, mua sắm thiết bị, vì vậy 30% khi phí được cấp không thực hiện được.

Tiểu dự án 2, Dự án 10: nội dung “Chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 –2030”. Chưa có hướng dẫn cụ thể của UBND tỉnh và các sở ngành cấp tỉnh vì vậy chưa tổ chức thực hiện được.

Qua đó, huyện Như Thanh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh ban hành hướng dẫn cụ thể để các địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện - ông Hùng cho biết.

Minh Anh

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 16/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 17/5/2024, cả nước trời nắng, phía Nam có nơi nắng nóng trên 35-36 độ C.

Đời sống
Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

(CLO) Nguyễn Xuân Hải uống rượu say, sau đó điều khiển ô tô gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn vào Quảng Bình.

Đời sống
Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

(CLO) Chiều 16/5, tại phiên họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM, ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức thông tin về dự án hệ thống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức) "thất thủ" trong trận mưa lớn chiều qua (15/5).

Đời sống
Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đề nghị các địa phương bổ sung, hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đê, kè, cống; các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, quy trình vận hành xử lý lũ, nhất là tại các khu vực trọng điểm.

Đời sống