Những “chiến binh” giữa tâm dịch Đà Nẵng

Thứ sáu, 28/08/2020 16:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đồng hành cùng lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch, đội ngũ phóng viên đã và đang tác nghiệp trên nhiều mặt trận chống dịch mỗi ngày để kịp thời thông tin đến bạn đọc. Tạm rời xa gia đình người thân, họ vẫn giữ tinh thần lạc quan để mỗi ngày qua đi là một ngày được sống, cống hiến với nghề.

Sự kiện: Đà Nẵng

Luôn giữ tinh thần phấn khởi, lạc quan để còn “chiến đấu”

Dịch bệnh Covid - 19 tiếp tục bùng phát trong đợt hai đã gây lo ngại cho nhiều người, cả nước đang vào đợt cao điểm chung tay phòng chống dịch, ở nhiều địa phương đang tiếp tục thực hiện cách ly xã hội. 

Đội ngũ nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại gần khu vực Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Hồ Gíap

Đội ngũ nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại gần khu vực Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Hồ Gíap

Cách ly xã hội, giãn cách xã hội được thực hiện, người làm báo cũng dần thay đổi cách tiếp cận thông tin. Các nhóm trên các mạng xã hội Facebook, Zalo được thành lập. Đây là những kênh thông tin quan trọng để đội ngũ những người làm báo cập nhật gửi đến bạn đọc kịp thời diễn biến, các điểm nóng về dịch bệnh. Dựa vào những thông tin này phóng viên có thể tiếp tục triển khai các đề tài theo cách riêng của mình.

Đội ngũ người làm báo hàng ngày phải xử lý nhiều thông tin liên quan đến dịch, từ khu vực bệnh nhân sinh sống, di chuyển đi lại, đến những khu vực điều trị, lấy thông tin ở các khu vực cách ly F1, khu vực lẫy mẫu. Không chỉ phản ánh tình hình dịch bệnh ở các điểm nóng, nhiều tin bài của phóng viên cũng đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo người dân để tránh các nguy cơ lây lan.

Người làm báo mùa dịch liên tục phải “chạy”, đi đến tận nơi có sự kiện để ghi lại tình hình, lấy hình ảnh một cách chân thật, khách quan nhất. Áp lực tin bài sớm khiến họ phải chạy đua với thời gian, chính vì thế mà việc ăn uống, sinh hoạt cũng thất thường. Bữa sáng thành bữa trưa, trưa thành chiều tối, bữa tối là đêm khuya, có hôm mệt quá, thiếp đi để sáng ra tiếp tục công việc.

Như nhà báo Hoàng Quân – Báo Công an TP HCM chia sẻ: "Tác nghiệp trong mùa dịch, tôi thường di chuyển, tác nghiệp ở tuyến đầu, nằm trong nhóm nguy cơ lây nhiễm cao nên chúng tôi tự nhận mình là F1 (tiếp xúc gần với BN Covid), vừa tác nghiệp vừa phải chăm sóc, “điều trị” sức khỏe bản thân và động viên, giúp nhau”. 

Anh Hoàng Quân cho biết thêm: Người làm báo ai cũng có một gia đình để về. Khi tác nghiệp ở tuyến đầu, tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần có đồ bảo hộ. Tuy nhiên chưa thật sự yên tâm, nhiều phóng viên đi làm về, mọi người phải giữ gìn vệ sinh, khử trùng thân thể với ý nghĩ cố gắng đừng mang con vi rút về nhà, để khỏi gây bệnh cho người thân. Lúc này, cha mẹ, vợ/chồng, con cái cũng đang trong giấc ngủ nên chúng tôi thường tìm chỗ riêng để ngủ, hạn chế gần người thân.

Tạm rời xa gia đình người thân, nhà báo phóng viên vẫn giữ tinh thần lạc quan để mỗi ngày qua đi là một ngày được sống cống hiến với nghề.

Tạm rời xa gia đình người thân, nhà báo phóng viên vẫn giữ tinh thần lạc quan để mỗi ngày qua đi là một ngày được sống cống hiến với nghề.

Còn có những người phải xa cách người thân thì yêu thương, gửi gắm nhau qua mạng xã hội, điện thoại... Dù công việc mệt nhọc nhưng khi trò chuyện trực tuyến với người thân, chúng tôi luôn tươi cười để mọi người khỏi lo lắng gì cho mình. "Tôi cũng khó kìm lòng khi đứa con 4 tuổi trò chuyện qua điện thoại, ngày nào cũng dặn: “Con vi rút “cô rô na” nguy hiểm lắm. Ba đi làm cẩn thận, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, cách xa 2 mét… Ba giữ gìn sức khỏe nghe ba!” lời dặn đó cũng là động lực và tôi thường tự nhủ: không cho phép mình được đau ốm và tinh thần luôn phấn khởi, lạc quan để còn “chiến đấu” trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường”, anh Hoàng Quân tâm sự thêm.  

“Cách ly nhưng không cách lòng”

Làm báo là nghề vất vả, làm báo mùa dịch lại càng vật vả hơn, những nữ nhà báo mùa dịch không chỉ thực hiện nhiệm vụ cơ quan giao mà còn thực hiện trách nhiệm bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình. Để đảm bảo hài hòa họ luôn biết cách sử dụng thời gian hợp lý, cân bằng giữa công việc và gia đình.

Tác nghiệp chống dịch Covid-19, phóng viên cẩn trọng để giữ an toàn. Ảnh Khánh Hiền

Tác nghiệp chống dịch Covid-19, phóng viên cẩn trọng để giữ an toàn. Ảnh Khánh Hiền

Kể về thời gian một tháng tác nghiệp ở tâm dịch Đà Nẵng nữ nhà báo Khánh Hiền - báo Dân trí cho biết: Ngay từ đợt đầu diễn ra, toà soạn báo Dân trí đã lưu ý chúng tôi phải đảm bảo an toàn cho bản thân mới được tác nghiệp. Bởi vậy, phóng viên chúng tôi luôn phải đảm bảo nhiệm vụ bám sát hiện trường để có được thông tin đầy đủ, chuẩn xác nhưng luôn giữ khoảng cách tiếp xúc, không giao tiếp khi không cần thiết, luôn mang khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường. Chúng tôi luôn xác định an toàn sức khoẻ bản thân cũng chính là giữ gìn cho đồng nghiệp và những người khác có mặt tại hiện trường.

Tác nghiệp trong mùa dịch, phóng viên phải cân nhắc để chọn phương án tác nghiệp tốt nhất trong từng sự kiện để vừa đảm bảo có thông tin vừa an toàn. Khi vào trong khu vực cách ly, người phóng viên chưa trang bị đủ các điều kiện an toàn thì tuyệt đối không vào tác nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp rất khó để cân nhắc đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ví dụ khi các phóng viên các báo, đài cùng phỏng vấn một nhân vật tại hiện trường, thì rất khó cho mọi người đảm bảo giãn cách tối thiểu 2 mét.

Nhà báo Khánh Hiền chia sẻ: “Có những ngày cao điểm, không chỉ tôi, mà anh chị em đồng nghiệp ở các báo, đài tác nghiệp thông tin tại hiện trường ở Đà Nẵng đã phục vụ bạn đọc hàng chục tin bài. Anh chị em đồng nghiệp chúng tôi rất nhiều người có những ngày đi các hiện trường để tác nghiệp bắt đầu từ 5-6h sáng và kết thúc công việc vào 1-2h sáng hôm sau mới về đến nhà. Nhất là khoảng 10 ngày đầu tiên, dịch tái bùng phát và Đà Nẵng có thể nói là trở thành tâm điểm thời sự tình hình Covid-19 của cả nước”.

Việc quản lý người ra vào các khu vực cách ly y tế hay còn gọi là khu vực phong toả tại Đà Nẵng rất nghiêm ngặt. Mọi phóng viên cũng tuân thủ quy định “nội bất xuất, ngoại bất nhập” ở khu vực này.

Nhiều đồng nghiệp có những ngày đi các hiện trường để tác nghiệp bắt đầu từ 5-6h sáng và kết thúc công việc vào 1-2h sáng hôm sau. Ảnh: Khánh Hiền

Nhiều đồng nghiệp có những ngày đi các hiện trường để tác nghiệp bắt đầu từ 5-6h sáng và kết thúc công việc vào 1-2h sáng hôm sau. Ảnh: Khánh Hiền

“Hơn một tháng qua, từ 24/7, tôi không trực tiếp gặp người nhà nào trong gia đình ở quê nhà tại Quảng Nam. Tại gia đình, ngoài chỗ làm việc ở hiện trường, tôi chủ động cách ly với mọi người. Có những lúc tôi giả định bản thân là một người mắc Covid-19 để nâng cao ý thức phòng, chống dịch là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và người thân, bạn bè cũng như mọi người xung quanh. Tự cách ly mình dù vẫn giữ liên lạc thường xuyên, cách ly nhưng không cách lòng” nhà báo Khánh Hiền tâm sự.

Tác nghiệp ở điểm nóng Covid-19 là một trải nghiệm khó khăn, nhiều thử thách. Nhưng sau tất cả, đây cũng là một cơ hội để những nhà báo, phóng viên có thêm kinh nghiệm tác nghiệp, làm nghề báo ở một bối cảnh đặc biệt. Chị Khánh Hiền nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của tôi sau mỗi lần tác nghiệp ở tâm dịch đầu tiên là phải bình tĩnh, tự tin, lúc căng thẳng quá thì phải tự trấn tĩnh lại thì công việc mới hiệu quả. Mặt khác đây cũng là một cơ hội để chúng tôi rèn luyện nghề báo với một trái tim nóng và một cái đầu lạnh, qua đó biết được điểm mạnh và điểm yếu để vượt qua giới hạn bản thân”.

Lê Tâm

Tin khác

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo
Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo