Những chiêu PR tài tình của truyền thông Nhật

Thứ sáu, 03/04/2015 08:52 AM - 0 Trả lời

Những chiêu PR tài tình của truyền thông Nhật

(NB&CL) - Một trong những sự kiện thu hút nhiều sự chú ý nhất của thể thao Việt Nam trong năm 2013 là chuyến xuất ngoại thi đấu tại Nhật Bản của tiền đạo Lê Công Vinh. Tuy nhiên, điều khiến báo chí trong và ngoài nước nói nhiều nhất tới chuyến thi đấu này không phải là hiệu quả thi đấu của tiền đạo số 1 Việt Nam mà là những chiêu PR vô cùng khéo léo của truyền thông Nhật.

Báo Công luận 

Công Vinh với màu áo của SAPPORO.

1,2 tỷ đồng cho... 8 phút thi đấu

Cho tới thời điểm này khi Công Vinh đã kết thúc bản hợp đồng thi đấu với CLB Consadole Sapporo (từ tháng 01/8/2013 tới 01/01/2014), có thể khẳng định chuyến thi đấu trên đất Nhật của chàng tiền đạo số 1 Việt Nam là một chuyến đi thành công, tuy nhiên, chỉ là riêng về “thương vụ” PR chứ hoàn toàn không nhiều ở khía cạnh chuyên môn. Từng ấy tháng trên đất Nhật, sẽ rất nhiều người ngỡ ngàng nếu biết rằng chàng Beckham Việt Nam chỉ thi đấu chừng... 3,4 trận, thời gian thực tế thi đấu trên sân chỉ khoảng... 8 phút (bởi thường chỉ còn 5, 3 phút cuối trận, Công Vinh mới được HLV Keiichi Zaizen cho vào sân, dường như chỉ để... ra mắt, chào khán giả là chính). Nếu ai đó từng kỳ vọng rằng một danh thủ từ một “vùng trũng” bóng đá sẽ mang lại những thay đổi thần kỳ cho đội bóng tỉnh lẻ Consadole Sapporo giờ này sẽ thấy mình thật nực cười. Nếu là cầu thủ quan trọng nhất trong đội hình Consadole Sapporo sẽ chẳng có chuyện trong một trận sinh tử, quyết định quyền chơi trận play-off lên J.League 1 của Consadole Sapporo, chàng Công Vinh ngồi ghế dự bị. Nên nhớ cùng thời điểm với Công Vinh, trên hàng công của Consadole Sapporo có đến 10 tiền đạo, trong đó có nhiều cầu thủ chất lượng cao đến từ Brazil.
 
Tuy nhiên có một việc chàng tiền đạo số 1 Việt Nam đã làm tròn, nếu không muốn nói là đã làm rất tốt, đó là trở thành một “sứ giả” bóng đá, quảng bá một cách hiệu quả bóng đá Việt Nam nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung, đến người dân xứ Phù Tang. Không chỉ có vậy, theo giới quan sát, chuyến xuất ngoại của CV9 sẽ tạo tiền đề tốt đẹp cho khả năng xuất khẩu cầu thủ Việt Nam vào thị trường bóng đá Nhật Bản. Được biết, cũng từ nền tảng là chuyến thi đấu thành công của Công Vinh, từ mùa bóng 2014, BTC J-League sẽ cấp quota đặc biệt cho phép mỗi CLB ở J-League 1 và J-League được phép ký hợp đồng với một cầu thủ Việt Nam bên cạnh 3 suất ngoại binh như quy định. Nói Công Vinh là người đã mở ra con đường, một cánh cửa cho cầu thủ Việt, cũng không ngoa.

Truyền thông Nhật: Bậc thầy về PR

Nhưng câu chuyện thú vị nhất xung quanh chuyến thi đấu trên đất nước Mặt trời mọc của chàng cầu thủ Công Vinh lại là cách làm PR, truyền thông vô cùng khéo léo và tài tình của báo giới Nhật Bản. Ngay từ khi chàng tiền đạo Việt Nam mới đặt chân lần đầu xuống đất Nhật Bản, truyền thông Nhật đã nồng nhiệt đón tiếp Công Vinh tại sân bay quốc tế Chiltose như một ngôi sao lớn, thậm chí còn gọi anh với danh xưng mỹ miều “Người hùng Việt Nam”. Những tuần sau đó, dù thời gian ra sân chỉ tính bằng phút, kênh truyền thông chính thức của Sapporo cũng như nhiều kênh truyền hình Nhật Bản, kể cả Đài truyền hình quốc gia NHK liên tục phát các phóng sự về Công Vinh, miêu tả khá chi tiết những hình ảnh mà người hâm mộ chưa từng được biết về nơi ăn, chốn ở cũng như việc luyện tập của chàng tiền đạo ở xứ Mặt trời mọc. Hình ảnh của CV9 cũng thường xuyên xuất hiện trên các trang thể thao của những tờ báo có số lượng phát hành rất cao ở Nhật Bản. Không chỉ “vây” Công Vinh trên đất Nhật, Đài NHK lớn bậc nhất Nhật Bản còn sang tận Việt Nam, thuê hẳn phòng VIP của một khách sạn 5 sao với 1 phòng ngủ, 1 phòng lớn, để thực hiện phỏng vấn độc quyền với cô vợ ca sĩ Thuỷ Tiên của anh tại Việt Nam. Dường như cảm thấy chừng ấy vẫn là chưa đủ, Sapporo còn mời Thủy Tiên sang Nhật thăm chồng, bao toàn bộ chi phí đi lại ăn ở, ghi tên cẩn thận phòng VIP dành riêng cho Thủy Tiên, mời cả Thủy Tiên ra sân đá quả bóng mở màn trận đấu cuối mùa giải của Sapporo, thậm chí còn tổ chức lễ sinh nhật hoành tráng cho nữ ca sĩ.

Sapporo, truyền thông Nhật được gì từ những chiêu PR, truyền thông săn đón dồn dập và có phần thái quá ấy? Câu trả lời là: được rất nhiều, cả về lợi nhuận có thể đo đếm được lẫn những lợi ích vô hình. Khán giả muốn sở hữu 1 chiếc áo của Công Vinh sẽ phải bỏ ra 19.950 yên Nhật (tương đương 4,3 triệu đồng). Khăn cổ động có in tên và số áo của Công Vinh cũng được bán với mức giá 1.575 yên Nhật (khoảng 340.000 đồng). Không dừng lại ở việc bán áo, khăn quàng cổ động... CLB Sapporo cũng đã tài tình sử dụng những món ăn đậm chất Việt như phở, nem rán nhằm phục vụ CĐV nhà. Giá trị hơn nữa là những hợp đồng làm ăn béo bở. Mới đây, CLB Consadole Sapporo đã công bố hợp đồng tài trợ với Sumitomo, một trong những tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản về kinh doanh tổng hợp. Lý do để Sumitomo đồng ý hợp tác, chính là tập đoàn này đánh giá rất cao chiến lược mở rộng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á của Sapporo, trong đó có việc ký hợp đồng với tiền đạo số một Việt Nam.

Tuy nhiên những gì mà Công Vinh đã mang đến cho Sapporo đang làm không chỉ dừng lại ở những con số họ bán được từ quần áo, khăn quàng mà nó còn nằm ở tên tuổi của đội bóng. Rõ ràng, từ chỉ sau thương vụ mang tên Công Vinh, tên tuổi Sapporo mới được phổ biến sâu rộng đến với người Việt, hơn cả những đội bóng ở tầm J-League 1. Bóng đá Nhật nhờ thế, cũng được người Việt để tâm chú ý hơn trước. Giá trị quảng bá mang tên Công Vinh còn nằm ở những điều tưởng chừng chẳng liên quan đến bóng đá. Đại diện cơ quan du lịch của Hokkaido đã không ngần ngại bộc lộ ý đồ quảng bá du lịch cho Sapporo khi thông tin rằng họ đã thu hút thành công du khách Thái Lan, Hong Kong, Malaysia, Đài Loan... trong khi người VN vẫn còn rất ít ỏi. Hay nói cách khác, Sapporo hoàn toàn không bằng lòng với con số 750.000 - 800.000 lượt du khách quốc tế đến hằng năm, ở một nơi vốn có nhiều ưu thế về du lịch này. Và đó mới là lý do mà người Sapporo muốn Công Vinh có mặt ở TP xa xôi và lạnh giá này.

Báo Công luận 

Kỳ vọng ấy (đã và nếu Sapporo gia hạn thành công hợp đồng), đặt lên vai Công Vinh, tới tư cách là một trong những “cánh chim mồi”. Thế nên, bản hợp đồng 1,2 tỷ hay 5 tỷ, những chiêu PR kì công của giới truyền thông sẽ chẳng là gì so với những lợi nhuận khổng lồ chàng tiền đạo Việt Nam mang lại cho xứ Sapporo, cho đất nước mặt trời mọc. 

Nguyễn Thành

Tin khác

Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

(CLO) Trong không khí nhớ về những ngày hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà báo, phóng viên đã có mặt tại Điện Biên để gặp gỡ những nhân vật lịch sử, lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa; thông tin kịp thời, nhanh chóng những sự kiện, chương trình đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo Nhà báo & Công luận ghi lại những chia sẻ của các đồng nghiệp đang tác nghiệp nơi đây.

Nghề báo
'Dưới lá cờ Quyết Thắng': Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

"Dưới lá cờ Quyết Thắng": Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

(CLO) Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đã được Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức và diễn ra tại 5 điểm cầu gồm: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh vào lúc tối 5/5, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1.

Nghề báo
Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024: Gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội

Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024: Gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội

(CLO) Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ-2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” hoàn thành mục tiêu kép khi đạt chất lượng cao về chuyên môn và dành kinh phí gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội.

Nghề báo
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều nay, ngày 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

(CLO) Cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại này thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao.

Nghề báo