Những chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 5/2022

Chủ nhật, 01/05/2022 06:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sửa quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán; Hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ không hoàn lại... là những chính sách kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5.

Hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT ngày 23/3/2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Theo Thông tư, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá ít nhất 07 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

nhung chinh sach kinh te co hieu luc tu thang 5 2022 hinh 1

Thông tư về hướng dẫn phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2022. Ảnh minh họa

Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước thành viên bị điều tra về việc nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp ít nhất 20 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Khi có yêu cầu từ Chính phủ nước thành viên liên quan, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp bản không bảo mật hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp.

Về phương pháp tính toán biên độ bán phá giá: Khi tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, Cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của Cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP…

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 8/5/2022.

Hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ không hoàn lại

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 23/2022/TT-BTC, ngày 6/4/2022 hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (gọi chung là viện trợ) thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm:

Viện trợ hỗ trợ ngân sách cho ngân sách trung ương hoặc cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Viện trợ độc lập hoặc viện trợ kèm theo khoản vay cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (bao gồm cả nhiệm vụ chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh), hoặc viện trợ trực tiếp cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh;

Viện trợ phi dự án để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm cả chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh, hoặc trực tiếp hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đăng ký phân loại doanh nghiệp bằng 2 hình thức

Thông tư 21/2021/TT-BNNPTNT ban hành ngày 29/12/2021 quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, có hiệu lực từ ngày 1/5/2022.

Theo đó, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đăng ký phân loại với Cơ quan tiếp nhận bằng một trong hai hình thức sau:

Hình thức trực tuyến: Doanh nghiệp truy cập vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử www.kiemlam.org.vn để đăng ký theo hướng dẫn của Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp.

Hình thức trực tiếp:

Trường hợp doanh nghiệp không ứng dụng được Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp thì gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Cơ quan tiếp nhận.

Cơ quan tiếp nhận nhập hồ sơ của doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp; thông báo đến doanh nghiệp kết quả tiếp nhận đăng ký phân loại doanh nghiệp theo; lưu trữ tài liệu đăng ký theo quy định của pháp luật.

Sửa quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTC ngày 7/4/2022 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

nhung chinh sach kinh te co hieu luc tu thang 5 2022 hinh 2

Thông tư về sửa quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán bắt đầu có hiệu lực từ 25/5/2022. Ảnh minh họa

Thông tư 24 sửa đổi bổ sung quy định về "Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán" (Điều 5) như sau:

Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đang được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước, được tự do mua bán trên thị trường và giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.

Đối tượng lập dự phòng nêu trên không bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2022.

Sửa quy định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-NHNN ngày 31/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Thông tư sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 4 các trường hợp cho vay đặc biệt như sau: Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng sửa đổi khoản 1 Điều 5 Nguyên tắc cho vay đặc biệt, xử lý khoản cho vay đặc biệt. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, đ khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này, số tiền cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt, thời hạn cho vay đặc biệt, việc trả nợ cho vay đặc biệt, việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt, việc xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt đã cho vay (bao gồm cả việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn) thực hiện theo phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 24/5/2022.

Dương Lâm

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm