Những điểm mới trong Luật Xử lý vi phạm hành chính

Thứ năm, 25/02/2021 08:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 có nhiều điểm mới.

Sau hơn 7 năm triển khai thi hành trong thực tiễn, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật XLVPHC đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập lớn, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp và đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Bên cạnh đó, một số Bộ luật, luật mới được ban hành như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017); Luật Quản lý ngoại thương năm 2017; Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Luật Cạnh tranh năm 2018; Luật Quản lý thuế năm 2019; Luật Chứng khoán năm 2019… đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Luật XLVPHC hiện hành để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong thực tiễn thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 66/142 điều của Luật XLVPHC hiện hành, tập trung vào 3 chính sách lớn. Đó là, hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính; hoàn thiện các quy định pháp luật về đối tượng, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Luật có một số điểm mới cơ bản cụ thể như sau:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo đó tăng mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như: Giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; giáo dục; điện lực; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thủy lợi; báo chí; kinh doanh bất động sản. Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như: Tín ngưỡng, đối ngoại; cứu nạn, cứu hộ; in ấn; an toàn thông tin mạng; Kiểm toán Nhà nước, cản trở hoạt động tố tụng, đồng thời cũng sửa đổi tên của một số lĩnh vực khác…

Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã được Luật đã sửa đổi, bổ sung tên gọi/bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành do trong thời qua có một số cơ quan, đơn vị được sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức bộ máy. Ví dụ, một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường…

Bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt thuộc các lực lượng, cơ quan như: Kiểm ngư (Điều 43a); Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Điều 45a); Kiểm toán Nhà nước (Điều 48a)...

Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo hướng: Bên cạnh thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các chức danh là cấp cuối cùng của mỗi lực lượng đã được Luật XLVPHC hiện hành quy định, Luật quy định bổ sung 08 nhóm chức danh (chủ yếu thuộc các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc ở cấp tỉnh hoặc liên tỉnh) có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phụ thuộc vào giá trị tang vật, phương tiện. Các chức danh khác ở cấp cơ sở có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt theo thẩm quyền. Quy định như vậy nhằm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, đồng thời bảo đảm quyền lực được giới hạn và kiểm soát, tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thủ tục xử phạt vi phạm hành chính để bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch, khả thi như quy định về lập biên bản vi phạm hành chính; quy định về các trường hợp, thời hạn và thủ tục giải trình; quy định về phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính...

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về hoãn, giảm, miễn tiền phạt tại Điều 76 và Điều 77 Luật XLVPHC theo hướng bổ sung quy định tổ chức cũng được hoãn, giảm, miễn tiền phạt vi phạm hành chính để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho tổ chức/doanh nghiệp khi gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện, các trường hợp được hoãn, giảm, miễn tiền phạt để bảo đảm phù hợp với thực tế.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đối tượng và điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với BLHS; quy định về độ tuổi, số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính... bảo đảm phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi.

Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc.

Thứ bảy, bên cạnh những vấn đề nêu trên, Luật số 67/2020/QH14 cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định chung về XLVPHC,  như: khái niệm tái phạm; nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính nhiều lần; thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; bãi bỏ quy định về việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ 06 tháng tại Điều 17 Luật XLVPHC nhằm giảm bớt thủ tục và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện việc thống kê, tổng hợp báo cáo; bổ sung trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính…

PV

Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức