Kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4 /1975 - 30/4/2019):

Những dòng ký ức không quên

Thứ ba, 30/04/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Môi trường Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp: “Được sống và cống hiến trong thời khắc quyết định của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước là một vinh dự lớn của cuộc đời tôi”.

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt– một trong những chiến sĩ trên chiếc xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203, tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên trong đội hình Quân đoàn 2 vào buổi sáng ngày 30/4/1975 bồi hồi nhớ lại.

Năm 1975, tôi là chiến sỹ lái xe tăng mang số 380 của đại đội 4, Lữ đoàn 203, quân đoàn 2- một trong những đơn vị được giao nhiệm vụ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Khi đã vào trong sân Dinh Độc lập, cảm xúc lúc đó thật khó tả - vui sướng, tự hào lẫn lộn, tôi những muốn chạy vào trong Dinh xem nó thế nào song không được. Trong đơn vị xe tăng lúc đó, có những nguyên tắc rất nghiêm khắc, cụ thể là đối với chiến sĩ lái xe thì tuyệt đối không được rời xe. Khi đã vào đến sân Dinh Độc lập, các chiến sĩ khác chạy ùa vào trong Dinh để xem, để bắt nội các Sài Gòn, nhưng riêng những chiến sĩ lái xe thì không được chạy vào, mà chỉ được “loanh quanh” tại vị trí xe của mình. Sở dĩ như vậy vì lúc đó vẫn rất hỗn loạn, phải đề phòng quân địch phản kích. Và lái xe là người đầu tiên phải điều khiển xe ra vị trí quy định, tôi và anh em lái xe đều hiểu được điều đó nên nghiêm túc chấp hành.

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt và chiếc xe tăng đã đi vào lịch sử .

Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt và chiếc xe tăng đã đi vào lịch sử .

Trong lúc đó, thì ở phía ngoài có rất nhiều người dân là nam thanh, nữ tú, sinh viên, các phóng viên cùng ùa vào sân Dinh để ghi lại những bức ảnh lịch sử. Khi thấy máy ảnh hướng về phía mình, thực sự lúc đó tôi rất “xấu hổ” với bộ dạng của mình (ông cười). Lúc đó, tôi mang chiếc quần rách xẻ từ đùi xuống tận chân gấu, đầy dầu mỡ và loang bụi đỏ rừng cao su. Mặt mũi “nhem nhuốc”. Khi tôi cúi xuống bồn nước giữa sân dinh rửa mặt để tỉnh táo hơn thì thấy bản thân “thảm hại quá”, không nhận ra mình. Chính trong lúc này, tôi đã rất xúc động nghĩ về cuộc chiến đấu của dân tộc. Đó là một cuộc trường chinh kéo dài mấy chục năm, mà Dinh Độc lập là điểm đến cuối cùng của cuộc trường chinh đó. Ngay tại đó, tôi đã không kìm nén được cảm xúc và nhanh chóng viết một khổ thơ để ghi lại thời khắc lịch sử của dân tộc và cũng là thời khắc lịch sử của chính bản thân mình:

“Khi chiếc xe tăng dừng trước Dinh Độc lập/ Ta ngỡ ngàng!/ Đây thật hay mơ?/ Cây số cuối cùng cuộc trường chinh dằng dặc/ Đến rồi chăng?/ Hai mắt bỗng dưng nhòa!”

Để đến được cái đích này, đã có nhiều đồng đội của tôi hy sinh. Tất cả để lại trong tôi quá nhiều cảm xúc, tình cảm mà tôi không thể nào quên được.

+ Nhưng một trận đánh lịch sử như ngày 30/4 hẳn còn để lại trong ông nhiều điều đáng nhớ khác nữa?

- Qua nhiều cuộc gặp gỡ, và tiếp xúc với các thế hệ trẻ tôi thấy nhiều người vẫn nhầm tưởng chi tiết: Thời điểm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài kêu gọi hai bên ngừng bắn để chờ bàn giao lúc 9 giờ sáng cũng là thời điểm hai bên đã chấm dứt nổ súng nhưng trên thực tế cuộc chiến đấu vẫn chưa hề kết thúc.

Đúng là trên chóp bu, Dương Văn Minh có kêu gọi như vậy nhưng thực tế lời kêu gọi đó đã không đến được với lính chiến bởi nhiều lý do. Lính ở chiến hào ở những khu vực xa Dinh Độc Lập không thể tiếp nhận thông tin đó nên cả chỉ huy và lính chiến đều vẫn diễn ra tranh đấu. Và cũng có một lý do khác phải kể đến là chỉ huy “không có thời gian” nghe, bởi ngay lúc đó trên trận địa diễn biến rất phức tạp. Về phía địch vẫn chống cự quyết liệt. Và về phía ta đồng lòng một quyết tâm giành độc lập hoàn toàn, thống nhất nước nhà.

Những minh chứng khác có thể kể đến là việc hơn 9h ngày 30/4/1975 tại đầu cầu Sài Gòn vẫn có 2 chiếc xe tăng của đơn vị tôi bị địch bắn cháy. Cánh đông của chúng tôi phải hơn 10h mới qua được cầu Sài Gòn, vào đến cầu Thị Nghè - chỉ cách Dinh Độc Lập chừng 1 km thì xe số 866 vẫn bị bắn, đồng đội của tôi 1 hy sinh, 1 bị thương nặng. Về hướng của Quân đoàn 3, đến tận 11h cuộc chiến ở khu vực Lăng Cha Cả vẫn còn tiếp diễn. Chỉ khi Quân giải phóng đưa Dương Văn Minh đến Đài Phát Thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng thì các cuộc giao tranh mới chấm dứt.

Một sự kiện lịch sử nữa cũng chưa được minh định rõ ràng, chính xác là những gì đã xảy ra trong Dinh Độc lập và Đài Phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975. Và điều đáng tiếc nhất là Trung tá Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, người đã thảo văn kiện đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh và thay mặt Quân giải phóng tiếp nhận đầu hàng của chính quyền Sài Gòn hôm đó, người đánh dấu chấm hết vĩ đại cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài, gian khổ của dân tộc ta cho đến giờ vẫn chưa được ghi công xứng đáng. Hồ sơ đề nghị tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND cho ông với gần 300 chữ ký của CCB xe tăng đã được gửi đến Thủ tướng chính phủ, được Thủ tướng đề cập đến trong cuộc họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà nước ngày 18/01/2018 và phát trên VTV1 song không hiểu sao vẫn bị “ách” lại ở đâu đó và đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Xe tăng huyền thoại mang số 380.

Xe tăng huyền thoại mang số 380.

+ Được biết, hàng năm ông đều tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa với đồng đội của mình để kỷ niệm 30/4/1975, tạo riêng một trang fanpage cho “lính xe tăng” để kết nối với tất cả lính xe tăng trên mọi miền Tổ quốc với nhau. Ông có thể chia sẻ thêm về những hoạt động này?

- Kể từ ngày đất nước được hòa bình, hàng năm cứ đến dịp 30/4, tôi đều có chung một tâm trạng rất khó diễn tả. Năm nào cũng một tâm trạng rất xốn xang và hồi tưởng lại một thời oanh liệt của đất nước, hồi tưởng về các đồng đội, anh em chiến sĩ. Nó nghẹn ngào với nhiều cảm xúc xen kẽ và rất muốn gặp gỡ anh em đồng đội.  Ngày trước do bận công tác thì việc tổ chức gặp gỡ cũng không được thường xuyên nhưng sau khi nghỉ hưu, tôi có nhiều thời gian hơn thì cứ đến dịp 30/4 chúng tôi lại tổ chức những sự kiện gặp mặt rất ý nghĩa để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về chiến trường xưa, hỏi thăm anh em, tay bắt mặt mừng. Các cựu chiến binh của đơn vị này, đơn vị khác, địa phương này, địa phương khác, các địa điểm tại Hà Nội, các tỉnh thành cùng đơn vị... có cơ hội được giao lưu, gặp gỡ nhau.

Với riêng tôi, còn sống trở về tôi cho rằng đó là một may mắn lớn và tôi luôn nghĩ rằng mình đang mắc nợ những người đồng đội đã hy sinh rất nhiều.

Trên mạng xã hội tôi có lập ra trang fanpage “lính xe tăng” không chỉ dành riêng cho những người lính xe tăng,  mà trang này còn là kênh cho tất cả mọi người yêu mến, và muốn kết bạn với những lính xe tăng đều có thể tham gia. Hiện tại, trang này có 15.400 thành viên, mang tính chất giao lưu, kết nối các chiến sỹ với nhau. Theo đó, có thể tổ chức những cuộc gặp mặt theo từng vùng, khu vực, và ôn lại kỷ niệm, chia sẻ buồn vui cùng nhau. Qua trang này, rất nhiều đồng đội của tôi đã tìm lại được nhau sau nhiều năm xa cách. Riêng tôi cũng đã tìm được nhiều đồng đội cũ, một số kỷ vật chiến tranh, những tấm ảnh ý nghĩa... Tất cả điều đó, không chỉ có giá trị lớn với chúng tôi mà nó còn có ý nghĩa quan trọng cho lịch sử của đất nước. Góp phần nào đó bổ sung cho bảo tàng dân tộc về những nhân chứng, vật chứng trong chiến tranh.

Tôi cùng đồng đội cũng đã tự tổ chức được nhiều chuyến đi thăm chiến trường xưa cho các anh em chiến sĩ. Nhờ những chuyến thăm này, chúng tôi cũng đã có cơ hội xác định được nơi hy sinh của 4 đồng chí trong kíp xe 388 bị bom B52 đánh trúng và đã hy sinh cùng một lúc tại khu vực Xóm 2, Quảng Vinh, A Lưới, Thừa Thiên. Nơi 4 đồng chí hy sinh từng là trọng điểm đánh phá của địch, đã bị bom của địch chôn đi, bới lên nhiều lần nên không thể tìm thấy di hài. Được sự giúp đỡ của bà con Xóm 2 Quảng Vinh, chúng tôi đã quyết định đưa linh vị của 4 anh em vào nhà thờ gửi bà con ở đây để hương khói. Năm 2017, chúng tôi đã đưa thân nhân 4 liệt sỹ vào tổ chức Lễ cầu siêu và tưởng niệm nhân dịp 45 năm ngày các anh hy sinh (7/5/1972-7/5/2017). Mọi kinh phí bảo đảm, tôi đều tự đi xin tài trợ các doanh nghiệp với mong muốn góp phần nào đó xoa dịu nỗi đau cùng người nhà của các anh, giúp các anh yên nghỉ. Là những người đồng đội của nhau nhưng chúng tôi có may mắn hơn là còn sống và quay trở lại quê hương thì việc làm này như một hành động để tôi tri ân đến các đồng đội của mình.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lương Minh (Thực hiện)

Tin khác

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tin tức
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(CLO) Tại Kỳ họp bất thường thứ 7, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Vương Đình Huệ.

Tin tức
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

CLO) Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII), Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức đã trình bày Dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tin tức