Những lỗi mà học sinh hay gặp phải khi làm bài văn tuyển sinh lớp 10

Chủ nhật, 04/06/2023 13:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo cô Nguyễn Thị Thu Trang, học sinh dễ sai khi không phân biệt được đâu là nghị luận văn học, đâu là nghị luận xã hội.

Ngày 10/6, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội được tổ chức, môn Ngữ Văn là môn thi chính và khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực.

Để làm bài đạt điểm cao và tránh các sai sót hay gặp, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với cô Nguyễn Thị Thu Trang của Hệ thống giáo dục HOCMAI .

Theo cô Trang, đề thi Ngữ văn Hà Nội gồm 2 phần. Trong đó, phần I gồm đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa và tạo lập đoạn văn nghị luận văn học (nghị luận về thơ và nghị luận về truyện). Phần thi này chiếm khoảng 60-70% số điểm.

nhung loi ma hoc sinh hay gap phai khi lam bai van tuyen sinh lop 10 hinh 1

Môn Ngữ Văn học sinh thường dễ xảy ra sai sót nhỏ, bị trừ điểm (ảnh nguồn internet).

Đây là phần yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức đã học và kĩ năng tạo lập đoạn văn nghị luận về thơ và nghị luận về truyện mà các con đã được rèn luyện hàng ngày.

Bên cạnh đó là kĩ năng đọc hiểu và trả lời các câu hỏi đọc hiểu của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, ngôi kể, nhân vật, mạch cảm xúc bài thơ, biện pháp tu từ, chi tiết nghệ thuật….Vì thế khi ôn tập trọng tâm, các em lưu ý ôn theo đặc trưng thể loại của từng kiểu bài.

Phần II chiếm từ 30-40% số điểm yêu cầu đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa và tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội.

Đây là phần yêu cầu học sinh có kĩ năng đọc hiểu tốt vì với văn bản học sinh chưa tiếp cận bao giờ, ngoài các câu hỏi đọc hiểu về phương thức biểu đạt của văn bản, chủ đề, các phép liên kết câu, lý giải các chi tiết… là yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội (tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống), dưới dạng đề trực tiếp hoặc đề gián tiếp (ý kiến, câu nói, nhận định….).

Vì thế học sinh cần trang bị cho mình kĩ năng đọc hiểu hiệu quả, đọc kĩ yêu cầu đề bài, gạch chân từ khóa quan trọng nêu rõ yêu cầu đề tránh bỏ sót ý, tìm ý ra nháp trước khi làm bài, trang bị kiến thức xã hội để hiểu rõ hơn về vấn đề. 

Cô Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, đề phòng mất điểm không đáng có ở những lỗi thường gặp, sai thường gặp, những sai lầm đáng tiếc hay gặp như không xác định đúng dạng đề nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Trình bày chưa đúng bố cục bài văn/ đoạn văn. Sắp xếp ý lộn xộn, triển khai luận điểm thiếu mạch lạc, chặt chẽ. Diễn đạt lặp ý, lan man, dài dòng không đúng trọng tâm, diễn đạt văn nói.

Nhiều học sinh thường sai lầm mắc sai kiến thức cơ bản về tác phẩm, nhầm lẫn kiến thức (tên tác giả, hoàn cảnh sang tác, thể loại, phương thức biểu đạt…), chưa phân biệt đúng các khái niệm (ẩn dụ và hoán dụ, các kiểu câu…).

Dùng từ không phù hợp về sắc thái ý nghĩa, sai chính tả, thiếu dấu, thiếu nét (câu truyện). Viết sai do đọc chệch âm/vần (lãng mạn- lãng mạng/ trách nhiệm- trách nghiệm…). Dùng từ chưa trau chuốt, lặp từ, bí từ.

Theo cô Nguyễn Thị Thu Trang, học sinh cũng thường hay mắc phải lỗi thiếu dẫn chứng cụ thể, đưa chung chung. Dẫn chứng không tiêu biểu, thuyết phục cho luận điểm. Dẫn chứng chủ quan, cảm tính.

Cần chắt chiu từng 0,25 điểm ra sao... Với mục tiêu 9 điểm, 8,5 điểm, 8 điểm, thì phải như thế nào? Hoàn thành được các câu của các dạng bài nào và kinh nghiệm là gì ạ?

“Chắt chiu từng điểm 0,25 khi trả lời những câu hỏi đọc hiểu nhỏ, trả lời rõ ràng bằng câu văn đủ chủ ngữ, vị ngữ, bám sát yêu cầu câu hỏi để trả lời.

Tìm ý/ luận điểm trước khi viết đoạn văn. Hoàn thành được hết các câu hỏi đọc hiểu và tạo lập đoạn văn hiệu quả. Nâng cao kĩ năng đọc hiểu và kiến thức xã hội. Kinh nghiệm ôn tập hiệu quả giai đoạn nước rút: Tổng hợp theo sơ đồ tư duy, học theo đặc trưng thể loại;

Rèn kĩ năng làm đề thi mỗi ngày; Hệ thống hóa lại kiến thức; Giữ gìn sức khỏe và tâm lý thi vững vàng, tin vào bản thân” - cô Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Phú Thọ: Sôi nổi vòng chung kết cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề 'Cùng em phòng chống thiên tai'

Phú Thọ: Sôi nổi vòng chung kết cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề "Cùng em phòng chống thiên tai"

(CLO) Ngày 15/5, chung kết cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề “Cùng em phòng chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững” đã diễn ra tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) cùng với sự tham gia của các em học sinh các khối 6,7,8,9.

Giáo dục
Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

Đại học Sư phạm Hà Nội có tân Hiệu trưởng

(CLO) Ngày 15/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã dự lễ công bố và trao quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 cho PGS.TS Nguyễn Đức Sơn.

Giáo dục
Vì sao TP HCM có hơn 16.000 học sinh không thi vào lớp 10 công lập?

Vì sao TP HCM có hơn 16.000 học sinh không thi vào lớp 10 công lập?

(CLO) Có 16.252 học sinh trên địa bàn TP HCM không tham gia dự thi tuyển sinh lớp 10, chiếm tỷ lệ 14,15% (năm 2022 là 14,33%, năm 2023 là 15,35%), với nhiều lý do.

Giáo dục
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại Hà Nội mới nhất

Lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại Hà Nội mới nhất

(CLO) Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Đây là kỳ thi được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.

Giáo dục
Ninh Bình: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi và giáo viên tiêu biểu năm học 2023-2024

Ninh Bình: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi và giáo viên tiêu biểu năm học 2023-2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình đã tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh và 53 giáo viên tiêu biểu, có thành tích trong năm học 2023-2024.

Giáo dục