Những người giàu Ấn Độ đã tăng vài lần tài sản khi người nghèo ngày càng khổ vì Covid-19

Thứ năm, 20/01/2022 05:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ấn Độ, nơi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng cao tới 15% vào tháng 5 năm ngoái và tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng, hiện nơi đây có nhiều tỷ phú hơn cả các nước Pháp, Thụy Điển và Thụy Sĩ cộng lại.

Theo báo cáo của Oxfam Davos toàn cầu năm 2022: Những người giàu nhất Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi tài sản của họ giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tàn phá đất nước và làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, và chính phủ nên xem xét lại các chính sách của mình để phân phối lại của cải trong xã hội.

nhung nguoi giau an do da tang vai lan tai san khi nguoi ngheo ngay cang kho vi covid 19 hinh 1

Làn sóng Covid-19 tiếp tục tràn ngập các cơ sở hạ tầng y tế của nước này và khiến các các lò hỏa táng và khu chôn cất không còn chỗ trống. Giới người giàu có nhất Ấn Độ đã có tổng tài sản gần 720 tỷ USD, nhiều hơn 40% dân số nghèo nhất của đất nước.

Theo như báo cáo về tình trạng bất bình đẳng gia tăng được công bố hôm thứ 2, năm ngoái, quốc gia này đã có thêm 40 tỷ phú đô la – đẩy con số này lên tổng 142 người, khi làn sóng Covid-19 thứ hai tiếp tục tràn ngập các cơ sở hạ tầng y tế của nước này và khiến các các lò hỏa táng và khu chôn cất không còn chỗ trống. Giới người giàu có nhất Ấn Độ đã có tổng tài sản gần 720 tỷ USD, nhiều hơn 40% dân số nghèo nhất của đất nước.

Sự giàu có đã tăng trên toàn cầu trong thời kỳ đại dịch khi giá trị của mọi thứ, từ giá cổ phiếu đến tiền điện tử và hàng hóa đều tăng vọt. 500 người giàu nhất thế giới đã có thêm hơn 1 nghìn tỷ USD vào giá trị tài sản ròng của họ trong năm ngoái, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg.

Theo Oxfam, Ấn Độ, nơi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng cao tới 15% vào tháng 5 năm ngoái và tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng, hiện nơi đây có nhiều tỷ phú hơn cả các nước Pháp, Thụy Điển và Thụy Sĩ cộng lại.

Báo cáo toàn cầu của Ấn Độ cho biết, năm 2020, các chính sách của nhà nước bao gồm việc bãi bỏ thuế tài sản vào năm 2016, cắt giảm mạnh thuế doanh nghiệp và tăng thuế gián thu là một trong những yếu tố giúp người giàu giàu hơn, trong khi mức lương tối thiểu quốc gia vẫn ở mức 178 rupee (2,4 USD) một ngày kể từ đó.

Giảm tài trợ của liên bang cho chính quyền địa phương trong bối cảnh tư nhân hóa ngày càng tăng trong lĩnh vực y tế và giáo dục đã làm gia tăng thêm bất bình đẳng. Oxfam cho biết, quốc gia này là nơi sinh sống của một phần tư số người bị suy dinh dưỡng trên thế giới.

Báo cáo cho biết: “Thật không may, chính sách thuế của chính phủ Ấn Độ không chỉ mang tính ủng hộ người giàu mà còn tước đoạt các nguồn tài chính quan trọng của các Bang của Ấn Độ - cả hai đều gây thiệt hại đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19”.

Oxfam đang khuyến nghị chính phủ nước này nên áp dụng khoản phụ phí 1% đối với 10% dân số giàu nhất đất nước để đầu tư vào các lĩnh vực xã hội như y tế và giáo dục. Oxfam cũng lưu ý rằng tài sản của 10 tỷ phú giàu nhất Ấn Độ sẽ đủ để tài trợ cho việc đi học và giáo dục đại học của trẻ em quốc gia trong hơn 25 năm.

Với 84% số hộ gia đình bị giảm thu nhập khi bắt đầu đại dịch, Ấn Độ cùng với các quốc gia châu Phi cận Sahara chiếm tỷ lệ đói nghèo cao nhất. Vào năm 2020, số người nghèo ở quốc gia Nam Á này đã tăng gấp đôi lên 134 triệu người, nhiều hơn một nghiên cứu của Pew đã ước tính. Oxfam cho biết thêm rằng những người làm công ăn lương hàng ngày, những người tự kinh doanh và những người thất nghiệp đã tự tử nhiều nhất tại đây.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani có mức tăng tài sản lớn nhất Ấn Độ vào năm ngoái và lớn thứ năm trên thế giới, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg. Ông đã thêm 42,7 tỷ USD vào tài sản của mình, hiện tổng tài sản của ông đạt gần 90 tỷ USD. Trong khí đó, giá trị tài sản ròng của một tỷ phú Ấn Độ khác - Mukesh Ambani đã tăng 13,3 tỷ USD vào năm 2021 và hiện tài sản ròng của ông đang được định giá ở mức 97 tỷ USD.

Huy Hoàng (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống