Những người “góp nhặt” ký ức!

Thứ năm, 19/01/2017 10:00 AM - 0 Trả lời

Tôi muốn gọi những người đang công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam là những người "góp nhặt" ký ức. Với họ, mỗi hiện vật được sưu tầm, mỗi tài liệu được trao tặng cho Bảo tàng không đơn thuần là hiện vật để trưng bày, mà nó là hồn cốt, là những mảnh ký ức của một thời làm báo hào hùng, mà thế hệ làm báo cha anh đã đi qua. Những nỗ lực thầm lặng đáng để trân trọng của họ khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của những chú “ong thợ” bởi sự cần mẫn, chắt chiu, bền bỉ để xây lên cái tổ của mình...

(NB&CL) Tôi muốn gọi những người đang công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam là những người "góp nhặt" ký ức. Với họ, mỗi hiện vật được sưu tầm, mỗi tài liệu được trao tặng cho Bảo tàng không đơn thuần là hiện vật để trưng bày, mà nó là hồn cốt, là những mảnh ký ức của một thời làm báo hào hùng, mà thế hệ làm báo cha anh đã đi qua. Những nỗ lực thầm lặng đáng để trân trọng của họ khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của những chú “ong thợ” bởi sự cần mẫn, chắt chiu, bền bỉ để xây lên cái tổ của mình...

Đường dài không ít nhọc nhằn

Từ chỗ không có gì trong tay, sau một thời gian ngắn, Bảo tàng Báo  chí Việt Nam đã có được một số lượng hiện vật đáng giá (gần 1,3 vạn hiện vật). Để một bảo tàng ra đời, con đường đó dài đằng đẵng, những cán bộ Hội được phân công làm công tác bảo tàng phải lao động không mệt mỏi, miệt mài, tỉ mẩn từng li từng tí, và đặc biệt là không được nản lòng. Về điều này, nhà báo Kim Hoa- Trưởng Ban Quản lý các dự án thành phần Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam từng thổ lộ: “Công việc của người làm báo thường bắt đầu bằng những đề tài, còn đối với những người làm bảo tàng thì phía trước không phải lúc nào cũng có những đề tài cụ thể. Những thành tựu của lao động sáng tạo báo chí để lại lớn bao nhiêu thì đòi hỏi càng cao đối với công việc nhận diện, khai thác và phát huy những thành tựu ấy. Nhất là trước bề dày lịch sử hùng vĩ, sừng sững, mênh mông của 151 năm báo chí Việt Nam từ năm 1865 đến nay. Tựa như việc phải dời một trái núi, nhưng hiện chúng tôi đang phải xúc từng xẻng một...”

[caption id="attachment_145275" align="aligncenter" width="640"]36.1 Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hồ Quang Lợi nhận hiện vật hiến tặng cho Bảo tàng báo chí Việt Nam. Ảnh: PV [/caption]

Việc đầu tiên phải nhắc đến là quá trình sưu tầm hiện vật, tài liệu báo chí mà những người làm bảo tàng đã thực hiện từ cuối năm 2014 đến nay. Đó thực sự là những kỷ niệm đáng nhớ. Nếu như ở địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc dù ít nhiều khó khăn nhưng vẫn thuận lợi hơn nhiều so với những chuyến sưu tầm trên những địa bàn rộng và xa xôi thì hai “sự kiện” mà họ đã làm được tại TP. Hồ Chí Minh (12/2015) và Miền Trung- Tây Nguyên (9/2016) đã cho thấy kết quả công việc đã không phụ lại sự cố gắng vượt bậc của họ.

Có thể hình dung chỉ với 4- 5 cán bộ, lao vào một địa bàn có lịch sử báo chí phát triển sôi động nhiều thập kỷ như Sài Gòn – Gia Định, chỉ trong vòng một tuần lễ đã “dám” vừa tiến hành việc khảo sát, nắm bắt tình hình, vừa triển khai kế hoạch sưu tầm và trực tiếp khai thác, tiếp nhận, trưng bày song song với việc tổ chức một lễ phát động hiến tặng hiện vật cho bảo tàng một cách hoành tráng tại trụ sở báo Thanh Niên, để rồi thu về trên 3.000 hiện vật tài liệu, trong đó có nhiều hiện vật báo chí rất có giá trị, thì quả thực những “ong thợ” này đã chạy đua với thời gian đến từng giây phút. Họ gọi đó là “chiến dịch” và mỗi người đều bắt đầu mỗi ngày làm việc với tinh thần người lính. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, sai đâu sửa đó, không ngại khó ngại khổ. Vui đến nghẹn ngào mỗi khi nhận được thêm một hiện vật quý...

 Về với báo chí khu vực Miền Trung- Tây Nguyên, những “ong thợ” của Bảo tàng báo chí ban đầu cũng không tránh khỏi lo lắng vì địa bàn quá rộng, trải dài 19 tỉnh, điều kiện đi lại không mấy thuận tiện trong bối cảnh người ít, thời gian không cho phép kéo dài. 8 người, chia làm 3 mũi, sà sã điện thoại liên hệ, đặt vấn đề, sà sã nhờ vả, xin xỏ, đến mức điện thoai di động của ai cũng nóng ran... Họ đã làm tất cả những gì có thể để mọi địa chỉ được cung cấp đều đến được, gặp được, nghe được và khai thác, phỏng vấn, sưu tầm được...

 Vẻn vẹn trong một tuần, nhóm Bắc Trung bộ đã đi qua 6 tỉnh, đến đâu là tíu tít kết quả thông báo đến đó; nhóm đi Đà Nẵng và Nam Trung Bộ cũng ráo riết không kém, vào đến tận Phú Yên, nặng trĩu xe mới chịu quay về trong khi nhóm đi Tây Nguyên bay vào Đà Lạt rồi tiếp tục di chuyển bằng xe đò tới các tỉnh còn lại trong khu vực. Đường dài, lại đèo dốc, say xe, những bữa cơm trưa bắt đầu lúc 1 giờ chiều và cơm tối sau 9 giờ đêm là chuyện không tránh khỏi nhưng hễ cứ có thêm hiện vật mới là cảm giác mệt nhọc lại tan biến. Chưa hết, nhóm nào đêm về cũng phải bớt thời gian ngủ nghỉ để phân loại, viết thuyết minh, lập hồ sơ cho từng hiện vật...

Kết thúc chuyến công tác, họ được đền bù với niềm vui tràn đầy. 4.000 hiện vật tài liệu đại diện một phần cho báo chí miền Trung – Tây Nguyên đã theo họ về Hà Nội ngay khi Lễ phát động kết hợp trưng bày hiện vật tại chỗ ở Đà Nẵng kết thúc.

Cần lắm một chữ Tâm

Tôi biết, những người làm Bảo tàng báo chí không chỉ có 365 ngày trong năm, bởi có những buổi chiều, buổi tối, ngày nghỉ dành cho công việc khiến cho thời gian làm việc của họ thực sự đã được nhân lên. Để tiếp cận với chuyên môn mới, họ phải học, phải đọc, phải tìm hiểu, đặt quan hệ, giao tiếp, để làm sao cho câu chuyện của ngày hôm trước là tiền đề cho công việc ngày hôm sau. Họ động viên nhau cố gắng “có năng đi lại mẹ thầy năng thương”. Những điều ấy lý giải vì sao số lượng hiện vật qua từng lễ hiến tặng và những chuyến sưu tầm đã không ngừng tăng lên. Dường như mỗi hiện vật đều chứa chan những tình cảm yêu mến mà các nhà báo đã tin cậy, trao gửi cho Bảo tàng.

Trên hành trình dài đi sưu tầm hiện vật ấy, có nhiều những câu chuyện, kỷ niệm sâu sắc khó quên khiến những “ong thợ” thấm thía hơn công lao những người đi trước, như câu chuyện gặp nhà báo chiến trường Trương Quang Hường (Nguyên là phóng viên Báo Quân khu 4) ở Hà Tĩnh với chiếc máy ảnh Pentak được sử dụng tại mặt trận 872 Lào những năm 1972- 1973 và tấm ảnh tư liệu chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp có bút tích của Đại tướng mà ông luôn giữ bên mình trong suốt 40 năm qua… Ông đã tự nguyện trao tặng cho Bảo tàng những bảo vật vô giá ấy, dù không khỏi rưng rưng: “Như tôi đã trao một phần cuộc đời, trao đi người con mà tôi hết mực yêu thương!”.

[caption id="attachment_145276" align="aligncenter" width="640"]36.2 Nhà báo chiến trường Trương Quang Hường (Hà Tĩnh) không khỏi rưng rưng khi trao tặng những bảo vật vô giá của mình cho Bảo tàng. Ảnh: PV [/caption]

“Không chỉ những người còn sống, những người làm báo có thâm niên trao cho chúng tôi một phần ký ức, một phần kỷ niệm, xương máu, những “đứa con” tinh thần, mà còn cả những người đã mất, di vật của họ được người thân tin cậy giao cho Bảo tàng. Mỗi hiện vật có câu chuyện của riêng mình, có lịch sử và số phận riêng. Nhiều hiện vật rất thiêng liêng, gắn với những hoàn cảnh cụ thể, những con người, những sống chết, hy sinh, thậm chí còn đại diện cho một thời kỳ làm báo với tư cách là những di sản để lại cho đời sau. Bảo quản, phát huy, hoặc ứng xử với hiện vật đó như thế nào, cần lắm một chữ Tâm, cần lắm những tấm lòng của những người làm báo các thế hệ, của công chúng báo chí, và đặc biệt, của chính những người làm bảo tàng hôm nay...”. Đó là những suy nghĩ mà từ nhà báo Kim Hoa, nhà báo Tạ Việt Anh đến các cán bộ trẻ - những “ong thợ” trẻ của bảo tàng tương lai như Thúy Vinh, Hải Yến, Văn Ba, Minh Châu, Dương Đông đều thấm thía một cách sâu sắc...

Điều đó khiến họ càng nỗ lực, chủ động nghiên cứu, triển khai hướng khai thác giá trị hiện vật thông qua sáng kiến xây dựng 5 bộ sưu tập lớn; đề cương trưng bày và các danh mục hiện đã lập xong. Đó quả là một việc không dễ, mà những “ong thợ” Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã và đang gánh vác như những bảo tàng viên thực thụ, một cách nghiêm túc, cầu thị, ngay ở thời điểm đang học nghề, đang đi những bước đầu tiên. Đó cũng là ý nguyện của nhà báo Kim Hoa, Trưởng Ban Quản lý các dự án thành phần Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam: “Bảo tàng được xây dựng phải bắt đầu từ những bàn tay, những tấm lòng, chúng tôi luôn ghi nhớ điều này. Dù có quyết tâm đến mấy, nếu thiếu sự hỗ trợ từ đông đảo các nhà báo, gia đình nhà báo và các công chúng báo chí thì những cố gắng của chúng tôi cũng chỉ như muối bỏ biển. Cần lắm sự sự hậu thuẫn, sự tiếp sức, công hưởng từ nhiều phía, nhiều người; đây mới là yếu tố quan trọng, không thể thiếu, và mang tính quyết định”.

Ngọc Lành

Tin khác

Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Xuất bản sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

(CLO) Cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về sự kiện lịch sử vĩ đại này thông qua các hình ảnh tư liệu lịch sử được khai thác từ nhiều nguồn, có độ chân thực cao.

Nghề báo
Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

(CLO) Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ" tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.

Nghề báo
Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo