Những sách lược sáng suốt trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

Thứ năm, 15/12/2016 09:11 AM - 0 Trả lời

Ngay sau khi vừa ra đời vào ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã phải đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", khó khăn chất chồng khi cùng lúc vừa phải đương đầu với “thù trong, giặc ngoài” vừa phải đối mặt với nạn đói hoành hành. Tuy nhiên, bằng một sự lãnh đạo kiên quyết, bình tĩnh, sáng suốt và đặc biệt sáng tạo trong vận dụng sách lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng ta đã thực hiện mọi biện pháp để giữ vững chính quyền cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và đưa nước ta ra khỏi tình thế hiểm nghèo.

(NB&CL) Ngay sau khi vừa ra đời vào ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã phải đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", khó khăn chất chồng khi cùng lúc vừa phải đương đầu với “thù trong, giặc ngoài” vừa phải đối mặt với nạn đói hoành hành. Tuy nhiên, bằng một sự lãnh đạo kiên quyết, bình tĩnh, sáng suốt và đặc biệt sáng tạo trong vận dụng sách lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng ta đã thực hiện mọi biện pháp để giữ vững chính quyền cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu của chủ nghĩa đế quốc và đưa nước ta ra khỏi tình thế hiểm nghèo.

Tình thế hiểm nghèo

Cách mạng vừa thành công, chính quyền nhân dân vừa ra đời, nhân dân ta chưa đủ thời gian xây dựng lực lượng vũ trang chính quy để bảo vệ nền độc lập đã giành được trong cả nước; nền kinh tế của đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu, kiệt quệ nặng nề do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật, nhất là 6 năm chiến tranh thế giới thứ hai; tài chính cạn kiệt, nạn đói, thiên tai lũ lụt đe doạ nghiêm trọng. Hơn hai triệu người chết đói. 95% dân số mù chữ. Nhà nước mới phải gánh vác những nhiệm vụ  to lớn nhưng ngân khố trống rỗng.

Trong khi đó, chưa bao giờ nước ta lại có nhiều quân đội nước ngoài có số lượng đông như vậy: gần 30 vạn quân chính quy của các nước Anh, Pháp, Nhật và quân Tưởng (20 vạn quân Tưởng, 6 vạn quân Nhật, hơn 2 vạn quân Anh-Ấn…) cùng nhiều loại đảng phái phản động lăm le lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặc biệt âm mưu của đế quốc Pháp cùng các thế lực phản động muốn lập lại chính quyền tay sai và cướp nước ta một lần nữa.

Ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh và quân Nhật, quân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai.

Tình thế lúc bấy giờ quả là nghìn cân treo sợi tóc.

[caption id="attachment_138031" align="aligncenter" width="640"]img-9366-1-1479973977_660x0 Các chiến sĩ cảm tử quân chuyển khẩu súng máy thu được của địch ở ngã tư Hàng Đậu về vị trí chiến đấu, năm 1946-1947.[/caption]

Những mũi tên trúng hai đích

Ngày 6/3/1946, ta và Pháp ký  Hiệp định sơ bộ. Theo đó, Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu ý dân quyết định. Chính phủ ta đồng ý cho 15.000 quân Pháp được vào thay thế quân Tưởng rút về nước. Ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, ta bắn một mũi tên nhằm hai đích: loại bớt một kẻ thù nguy hiểm ở phía Bắc và tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Pháp ký hiệp định nhưng không nghiêm chỉnh thi hành. Chúng rải truyền đơn đòi quân ta ở Nam Bộ phải nộp vũ khí, liên tiếp mở những cuộc đánh úp và trái phép chuyển quân.

Cuộc đấu tranh kiên quyết của Chính phủ và nhân dân ta đòi Pháp phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định sơ bộ và sớm mở cuộc đàm phán chính thức với ta tại Paris, như đã nêu trong Hiệp định, đã tạo nên một sức ép lớn cho đối phương.

Tháng 4 năm 1946, Pháp buộc phải chấp nhận họp Hội nghị trù bị tại Ðà Lạt. Họ vẫn giữ lập trường ngoan cố, đòi lập lại chế độ toàn quyền Pháp ở Ðông Dương, tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam và tước bỏ quyền ngoại giao độc lập của ta. Hội nghị bế tắc và tan vỡ ngày 12/5/1946 sau hơn ba tuần họp. Trưởng đoàn đại biểu ta Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Chúng tôi tuyên bố kết liễu chế độ các vị toàn quyền”.

Ngày 31/5/1946, theo lời mời của Chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch lên đường sang thăm với tư cách thượng khách, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam mới. Cuộc hành trình kéo dài trong bốn tháng. Vị thượng khách đã được đón tiếp trọng thể với nghi thức cao, đã có những cuộc tiếp xúc rộng rãi với những người đứng đầu Chính phủ và Quốc hội Pháp, thủ lĩnh các chính đảng lớn, với chính giới và các nhà quân sự cấp cao, với đủ các giới nhân dân, giới trí thức, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, kiều bào ta ở Pháp... Cũng trong thời gian này, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1946, Ðoàn đại biểu Chính phủ ta do đồng chí Phạm Văn Ðồng dẫn đầu đã sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa hai nước. Nhưng phía Pháp vẫn chứng nào tật ấy, khăng khăng đòi duy trì chế độ thực dân ở Ðông Dương. Hội nghị thất bại.

Ngày 14/9/1946, với sách lược cực kỳ mềm dẻo và khôn khéo, Hồ Chủ tịch đã dàn xếp ký với Pháp một bản Tạm ước, thỏa thuận tạm thời về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận, nhằm trước mắt, “hai bên đình chỉ hết mọi xung đột và vũ lực”, “cùng tìm cách ký kết những bản thỏa thuận riêng về bất cứ vấn đề nào có thể thắt chặt dây liên lạc thân thiện và dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát”. Cũng như Hiệp định sơ bộ 6/3 trước đó, Tạm ước 14/9 cũng là “một mũi tên trúng hai đích”: giảm bớt đổ máu ngày nào tốt ngày ấy, hòa hoãn càng dài càng có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng, hòa để tiến.

[caption id="attachment_138032" align="aligncenter" width="640"]img-9184_660x0 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến củaChủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TL[/caption]

Nhất tề đứng dậy

Trước tình thế ấy, Đảng ta nhận định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta và ta nhất định phải đánh Pháp.

Tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn và quyết liệt đối với miền Bắc Việt Nam.

Đầu tháng 11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Công việc khẩn cấp bây giờ" đặt nền móng tư tưởng chỉ đạo đường lối kháng chiến trong cả nước.

Đến đầu tháng 12/1946, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thực dân Pháp tăng thêm quân, chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng và Hải Dương, đưa thêm viện binh vào Hải Phòng, mở rộng đánh chiếm Đồ Sơn, Đình Lập và liên tiếp gây nhiều vụ xung đột, khiêu khích ở Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của các đại biểu giới báo chí: “Việt Nam quyết lòng không để cho ai chinh phục bằng âm mưu hoặc bằng vũ lực”. Ngày 13/12, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi công hàm cho Chính phủ Pháp và Đô đốc D’Argenlieu phản đối việc quân Pháp vào Đà Nẵng. Người cũng trả lời phỏng vấn báo Paris- Sài Gòn: “Dân tộc Việt Nam sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do”. Ngày 14/12, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những chỉ đạo chiến lược cho cuộc chiến ở Nam Bộ. Ngày 15/12, Pháp tổ chức chuyển quân gấp từ Marseille sang Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thông điệp cho Thủ tướng Pháp đề ra một số điều kiện để giải quyết tình hình quan hệ Pháp-Việt. Ngày 16/12, Cao ủy Pháp D’ Argenlieu ngang nhiên tuyên bố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là lãnh thổ của nước Pháp. Cả Hà Nội sục sôi khí thế chiến đấu.

Ngày 17/12/1946, Hội đồng Chính phủ đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã báo cáo diễn biến tình hình chiến sự ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng. Căn cứ vào Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9/11/1946) về việc “tuyên chiến hay đình chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã báo cáo với Hội đồng Chính phủ và Thường trực Quốc hội để thống nhất quyết định phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc.

 Ngày 18/12, địch yêu cầu phía ta phá các ụ chiến đấu. Quân địch còn dùng xe tăng chiếm Nha Tài chính, đưa tối hậu thư cho ta đòi đến ngày 20 sẽ đảm nhận việc giữ gìn trị an ở Hà Nội. Đêm hôm đó ở Vạn Phúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc rất khuya để hoàn thành Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến lịch sử.

Ngày 19/12, quân Pháp gửi tiếp tối hậu thư đòi phía ta phải đình chỉ mọi hoạt động kháng chiến, giao nộp vũ khí và đe dọa trong vòng 24 giờ không thực hiện thì chúng sẽ hành động. Chính phủ ta bác bỏ tối hậu thư ấy, Trung ương ra chỉ thị: Tất cả hãy sẵn sàng.

Ngày 19/12/1946 trở thành một ngày lịch sử. Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước..."

Đáp lại "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Thường vụ Trung ương Đảng, nhân dân cả nước ta khắp ba miền Bắc - Trung - Nam đã đứng lên chống thực dân Pháp.

Hồng Hà

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về bệnh nhân 589 mới nhiễm Covid -19

Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về bệnh nhân 589 mới nhiễm Covid -19

(CLO) Theo đó, ngày 18/7/2020, bệnh nhân đi du lịch Đà Nẵng cùng gia đình. Ngày 20-21/7/2020, bệnh nhân đi tham quan tại Hội An.

OLD
Nghệ An: Xuyên đêm tìm kiếm thi thể hai mẹ con và cháu đuối nước khi tắm ở sông Lam

Nghệ An: Xuyên đêm tìm kiếm thi thể hai mẹ con và cháu đuối nước khi tắm ở sông Lam

(CLO) Chị H. cùng con trai và cháu (con của em trai) xuống bến sông Lam cạnh cầu Yên Xuân mới để tắm, nhưng không may cả 3 người bị đuối nước thương tâm.

OLD
Tờ báo Mỹ gây phẫn nộ vì bức ảnh minh họa vụ thảm sát ở Vegas

Tờ báo Mỹ gây phẫn nộ vì bức ảnh minh họa vụ thảm sát ở Vegas

Một tờ báo địa phương đã gây phẫn nộ trong dư luận khi sử dụng một bức tranh biếm họa không màu mô tả hình ảnh hàng núi xác người nằm lên nhau kèm lời bình "Những gì xảy ra ở Vegas".

OLD
Xe khách chở 23 người lộn nhào xuống ruộng

Xe khách chở 23 người lộn nhào xuống ruộng

OLD
Thông cáo báo chí: ĐÔNG Á M&C tuyển CTV

Thông cáo báo chí: ĐÔNG Á M&C tuyển CTV

OLD