Những tín hiệu tích cực!

Chủ nhật, 31/12/2017 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sự ra đời của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam (Gọi tắt là Hội đồng) là một bước đi quan trọng trong thực hiện 10 Điều Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được hiệu quả, công bằng. Hoạt động của Hội đồng đã đi qua một chặng đường khởi đầu với nhiều điểm mới, nhiều hoạt động bước đầu đã phát huy hiệu quả.

Biểu hiện phi đạo đức báo chí đã giảm

Tính tới cuối năm 2017, đã có 255/285 đơn vị Hội đã thành lập được Hội đồng, còn 30 đơn vị Hội chưa thành lập được có lý do khách quan, chủ quan như đang chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ hoặc chi hội quá nhỏ không đủ điều kiện nhân lực. Trao đổi với phóng viên, nhà báo Phan Hữu Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra HNBVN, Ủy viên Thường trực Hội đồng cho biết: Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động, song hoạt động của Hội đồng bước đầu đã thu được những tín hiệu tích cực. Những sai phạm, hành vi trong hoạt động báo chí có biểu hiện phi đạo đức giảm hẳn, đưa hoạt động báo chí tại nhiều địa bàn đi vào nề nếp. Trong số 12 trường hợp bị Bộ TT&TT tước Thẻ Nhà báo thì có 6  người là Hội viên HNBVN và cũng đã bị khai trừ khỏi Hội và tước thẻ hội viên, còn lại là những người chưa phải hội viên HNBVN…

Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực này còn được chứng minh từ kết quả hoạt động của một số Hội đồng xử lý vi phạm tại một số tỉnh, thành như TP. Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Đây là các địa bàn có hoạt động báo chí khá sôi động, là nơi “đặt chân” của rất nhiều cơ quan báo chí thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương và các  tỉnh, thành phố trong nước có văn phòng đại diện, có phóng viên thường trú hoạt động. Bên cạnh những mặt tích cực thì đội ngũ này cũng tạo ra không ít hệ lụy cho địa phương từ hoạt động tác nghiệp chưa chuẩn chỉnh của mình.

Báo Công luận
Phóng viên tác nghiệp. 
Trước thực trạng này, các Hội đồng xử lý vi phạm ở cơ sở cũng đã góp phần giám sát các hoạt động của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú. Tại TP.Hải Phòng, Đà Nẵng, các thành viên của Hội đồng thường xuyên trao đổi về tình hình hoạt động của các phóng viên trên địa bàn, rà soát đội ngũ cộng tác viên, nhân viên ở các văn phòng đại diện, trao đổi với các cơ quan báo chí trong nước, kịp thời chấn chỉnh nhằm tăng cường phối hợp, quản lý hoạt động nghề nghiệp của người làm báo, đặc biệt là đội ngũ phóng viên thường trú. Đến nay, hoạt động của các cơ quan báo chí trên địa bàn 2 thành phố này đã gắn kết hơn, coi trọng nhân cách hành nghề theo đúng quy chuẩn về đạo đức của người làm báo, bước đầu thực sự có sức răn đe, phát huy hiệu quả…

Để Hội đồng tiếp tục phát huy sức mạnh

Hiệu quả của Hội đồng trong chặng đường khởi đầu là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, những khó khăn đang đặt ra trong đời sống báo chí của cả nước nói chung cũng là một thách thức đối với Hội đồng trong hoạt động sắp tới. Nhiều cơ quan báo chí có sinh mà không có dưỡng, nền tảng tài chính không có, phải “tầm gửi” ở nhiều nơi, bằng nhiều cách, cũng vì thế, mà đành lòng xao nhãng tôn chỉ, tìm cách giật tít câu view, đơm đặt để vụ lợi. Nhiều tờ báo cũng có khi xuất phát từ sự yếu kém về năng lực quản lý, chuyên môn, kỹ năng nghề, ứng xử phi đạo đức, việc chấp hành pháp luật không nghiêm… gây bức xúc lớn trong xã hội, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với báo chí.

Từ thực tế này, để môi trường báo chí lành mạnh hơn, để Hội đồng xử lý vi phạm phát huy được hết sức mạnh của mình, nhà báo Phan Hữu Minh cho rằng cần rất nhiều yếu tố. Trong đó, cần rà soát việc thực hiện quy định thành lập và quản lý cơ quan báo, thành lập văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương. Đề nghị quy định bắt buộc tất cả các phóng viên thường trú phải sinh hoạt với các Hội Nhà báo địa phương;  Các tòa soạn cần tách bạch giữa hoạt động nội dung báo chí và hoạt động tạo nguồn thu để không làm ảnh hưởng đến sự công tâm trong phản ánh thông tin và quyền lợi của cơ quan báo chí trong hoạt động kinh tế; Công tác thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người làm báo phải được giám sát thông qua tổ chức Đảng, các đoàn thể; Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Đặc biệt phát huy vai trò của cơ sở Hội, ngăn ngừa các vi phạm đạo đức, giảm thiểu vi phạm pháp luật của người làm báo. Kiên quyết khai trừ ra khỏi Hội những trường hợp không đủ tiêu chuẩn theo điều lệ.  Hội đồng xử lý các cấp dành thời gian quan tâm đến công tác quan trọng này, kịp thời xử lý từ cơ sở, từ sự việc mới manh nha góp phần giảm thiểu một cách thực chất vi phạm. Bên cạnh đó, kiên quyết loại trừ  hiện tượng nể nang nhau, ngại va chạm giữa các thành viên trong Hội đồng…

“Hoạt động của Hội đồng không phải chỉ để ngăn chặn, răn đe, tăng cường sự kỷ cương và cảnh báo mà còn có tác dụng khuyến khích, cổ vũ các hội viên HNBVN thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước, với xã hội, bước đầu đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong đời sống báo chí được báo giới, dư luận xã hội hết sức quan tâm và ủng hộ. Với việc thực hiện, giáo dục đạo đức nghề nghiệp một cách thường xuyên, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Hội đồng - xử lý một cách kịp thời và nghiêm minh, nhắc nhở và có tính cảnh báo vi phạm, tôi tin là thời gian tới hoạt động này sẽ đưa lại hiệu quả ngày càng rõ rệt, đời sống báo chí sẽ ngày càng lành mạnh hơn” - Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, đặt niềm tin.❏

 

Ngọc Lành

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội