Ninh Bình: Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

Thứ tư, 27/03/2024 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công được tỉnh Ninh Bình xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, bởi đây là nguồn lực hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển. Nên ngay từ những tháng đầu năm 2024, các cấp, ngành trong tỉnh đã triển khai quyết liệt, nghiêm túc.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Do vậy, ngay từ những tháng đầu năm, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Ninh Bình đã xác định nhiệm vụ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tập trung triển khai thực hiện, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt trên 95% kế hoạch được giao.

Năm 2024, tổng kế hoạch đầu tư công của tỉnh Ninh Bình được phân bổ là 6.539,603 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách Trung ương là 611,380 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 5.928,223 tỷ đồng.

ninh binh day manh trien khai dong bo cac giai phap giai ngan von dau tu cong ngay tu dau nam hinh 1

Trong 2 tháng đầu năm, tổng số vốn giải ngân của tỉnh Ninh Bình đã đạt 723,95 tỷ đồng, đạt 11% kế hoạch vốn được giao. Ảnh: Báo NB

Đến thời điểm này, các nguồn vốn đã được tỉnh và các địa phương phân bổ, phân khai chi tiết cho các dự án, công trình, đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước. Với sự nỗ lực của các cấp, ngành trong tỉnh, tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện 2 tháng đầu năm đạt 4.780,1 tỷ đồng, tăng 4,9%.

Tỉnh đã chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là công tác nghiệm thu, thanh, quyết toán khối lượng hoàn thành của các dự án. Đặc biệt, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, tiến độ giải ngân cho từng nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương năm 2024 đã được UBND tỉnh giao.

Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, các chủ đầu tư, ban quản lý các dự án, UBND các địa phương đã nhanh chóng triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, chất lượng công trình và thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, tiêu biểu như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình; Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ-Mai Sơn;

Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên); Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông-Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I); Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường chính vào Khu du lịch suối Kênh Gà và động Vân Trình (Giai đoạn II); Dự án xây dựng tuyến đường du lịch kết hợp phát triển đô thị từ thị trấn Thiên Tôn đến Cố đô Hoa Lư…

Trong 2 tháng đầu năm, tổng số vốn giải ngân đã đạt 723,95 tỷ đồng, đạt 11% kế hoạch vốn được giao. Bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương giải ngân là 9,650 tỷ đồng, đạt 1,5% kế hoạch vốn được giao; vốn ngân sách địa phương giải ngân là 714,3 tỷ đồng, đạt 12% kế hoạch vốn được giao.

Để đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt trên 95% kế hoạch được giao theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới, UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị chủ đầu tư tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm có ý nghĩa quan trọng tạo ra động lực tăng tốc cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh gắn với bảo đảm chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng lãng phí.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để sớm khởi công các dự án dự kiến khởi công mới trong năm 2024, nhất là các dự án được dự kiến bố trí nguồn tăng thu ngân sách Trung ương.

Nghiêm túc rà soát, tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc về giải phóng mặt bằngơ, đảm bảo phục vụ thi công các dự án, công trình trọng điểm theo đúng tiến độ đề ra.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Công điện nêu rõ, đến hết tháng 2/2024, cả nước đã phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 94,9% kế hoạch; giải ngân ước đạt 9,13% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (6,97%). Tuy nhiên, số vốn chưa phân bổ chi tiết còn khá lớn (khoảng 33.000 tỷ đồng) của 21 bộ, cơ quan Trung ương và 43 địa phương; có 40 bộ, cơ quan Trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân 2 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước, trong đó có 29 bộ, cơ quan Trung ương chưa thực hiện giải ngân kế hoạch năm 2024 (tỷ lệ giải ngân 0%).

Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt kết quả cao nhất (trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng yêu cầu phải xác định giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần phải tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân và đúng các quy định pháp luật về đầu tư công. Khẩn trương đề xuất phương án xử lý đối với vốn ngân sách Trung ương kế hoạch năm 2024 còn lại chưa phân bổ chi.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả để quyết liệt đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, các dự án liên vùng, có tác động lan tỏa... Việc đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công phải gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí.

Thủ tướng cũng yêu cầu lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý. Chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn và còn thiếu vốn theo quy định.

Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án; coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng khi đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể, cá nhân liên quan.

Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước kịp thời thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành, đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các chủ đầu tư; chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm nguồn thanh toán cho các dự án; kịp thời xử lý các vướng mắc về thanh, quyết toán, đàm phán, ký kết hiệp định, rút vốn từ nhà tài trợ…

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô