Nỗi lo đặc khu bị chi phối bởi nhóm nhà đầu tư chiến lược

Thứ năm, 24/05/2018 10:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dự thảo luật thể hiện nhà đầu tư có quyền tham gia vào quá trình lập quy hoạch, xây dựng chính sách áp dụng tại đặc khu. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng một nhóm nhà đầu tư chiến lược sẽ có sức ảnh hưởng mạnh tới các chính sách, đặc biệt là sự cạnh tranh tại đặc khu.

Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) được thảo luận tại Quốc hội sáng 23/5, vào đúng thời điểm Việt Nam tròn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật này được kỳ vọng sẽ có những cải cách đột phá, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược. 

Thảo luận về Luật đặc khu, nhiều đại biểu Quốc hội từ đã chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong bản dự thảo luật, trong đó có ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược và phân quyền về hoạt động tư pháp ở đặc khu. Những ưu đã này là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. 

Ưu đãi có nhiều vấn đề, có thể là ưu đãi về kinh tế, về chính sách hay tinh thần. Ngay cả việc chúng ta sẵn sàng đào tạo cho một đội ngũ lao động chất lượng cao, nguồn nhân lực 4.0 cũng là một ưu đãi. Phải thu hút các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược thì mới hy vọng đặc khu phát triển được. 

Bởi khi nhà đầu tư có vốn lớn thì người ta sẽ có tư duy, kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính. Còn nhà đầu tư chiến lược không mặn mà thì không thể thành công. Tinh thần của luật hiện nay đã tính đến những ưu đãi mà chỉ nhà đầu tư chiến lược mới có được. 

Bên cạnh ưu đãi, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thể chế tại đặc khu, nhiều ý kiến cho rằng phải trao cho người cầm quyền của đặc khu công cụ để họ thực hiện những quyết sách. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng nếu người đứng đầu có quá nhiều đặc quyền thì sẽ tạo ra vấn đề về lợi ích nhóm. Đặc biệt, việc trao quyền cho nhà đầu tư chiến lược mà không giới hạn có thể khiến các đơn vị này chi phối việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đặc khu. 

Về việc trao quyền cho nhà đầu tư chiến lược, cần có cơ chế ưu đãi nhất định. Tuy nhiên, cần cân nhắc kĩ khi trao các quyền để đảm bảo điều kiện tối ưu cho nhà đầu tư chiến lược nhưng không ảnh hưởng đến định hướng phát triển của chính quyền. 

Báo Công luận
Cần cân nhắc kĩ khi trao các quyền để đảm bảo điều kiện tối ưu cho nhà đầu tư chiến lược nhưng không ảnh hưởng đến định hướng phát triển của chính quyền.  Ảnh Zing.vn

Việc trao quyền cho nhà đầu tư chiến lược mà không giới hạn có thể khiến các đơn vị này chi phối hoạt động hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đặc khu có lợi cho họ và làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư khác. Nhà đầu tư chiến lược phải bình đẳng với các nhà đầu tư khác trong công tác quy hoạch, xây dựng chính sách. Do đó việc trao quyền cho nhà đầu tư như trên là không phù hợp. 

Chỉ nên cho nhà đầu tư chiến lược hưởng cơ chế ưu đãi trong dự án đầu tư. Đơn cử như Đại biểu Võ Thị Như Hoa đoàn Đà Nẵng bày tỏ lo lắng về quyền của nhà đầu tư chiến lược trong việc thu hồi đất quy định tại Điều 32. 

Chẳng hạn như quy định thu hồi đất thực hiện dự án của nhà đầu tư chiến lược mà không đưa ra kèm bất cứ điều kiện gì tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng, vì lợi ích nhà đầu tư chiến lược mà bỏ qua quyền lợi người dân. Tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, đại biểu Trương Trọng Nghĩa băn khoăn trước đề xuất thành lập tới 3 đặc khu. 

"Chỉ nên làm trước một đặc khu để rút kinh nghiệm, không nên làm đồng loạt. Lò đã nóng lắm rồi, làm đồng loạt dễ có sai sót, không ai muốn có thêm nhiều củi vào lò khi đặc khu ra đời”, ông Nghĩa nói. Vị đại biểu này không tán thành việc dự Luật thiết kế quá nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư chiến lược nói riêng, thậm chí có phần dễ dãi khi đưa ra cơ chế. 

Cụ thể, ông phân tích, việc lập các đặc khu không chỉ đơn thuần là phê chuẩn đơn vị hành chính mà Nhà nước dành ra nhiều nghìn km đất liền, vùng biển với tài nguyên thiên nhiên giàu đẹp để mời gọi đầu tư; ngân sách hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp vào hạ tầng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này cả chục nghìn tỷ đồng. Dự Luật Đặc khu được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi trong cách thức thu hút FDI, hướng dòng vốn FDI chất lượng đổ vào Việt Nam. 

Nhưng trước hết phải xác định được mục tiêu rõ ràng. Tiếp theo là hoạch định các chính sách mới một cách táo bạo hoặc mở rộng các quy định hiện hành, nếu không sẽ thất bại. Để thành công, ĐKKT cần phải tạo cảm hứng đầy tự tin rằng nó sẽ khác so với các khu vực khác của đất nước. ĐKKT sẽ tồn tại hàng thập kỷ và lợi ích của nó có thể chỉ thấy được nhiều năm sau khi được xây dựng. 

Do đó, công tác quản lý dài hạn ở ĐKKT cần phải hiệu quả. Nếu ĐKKT có một tầm nhìn rõ ràng, thay đổi chính sách táo bạo, lựa chọn địa điểm cẩn thận, thiết kế thông minh và quản lý chặt chẽ thì sẽ là một cơ hội tốt để thành công. Theo chương trình dự kiến, ngày 15/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc./.

Bảo Anh

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp