Nới lỏng điều kiện vay gói 16.000 tỷ đồng: Khó giải ngân nếu chỉ thay đổi… nửa vời!

Thứ tư, 28/10/2020 18:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội một số điều kiện vay trong gói 16.000 tỷ đồng đã được nới lỏng. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia khó có thể giải ngân gói này nếu chỉ thay đổi… nửa vời!  

Bài liên quan
Nếu không hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương người lao động, thì các doanh nghiệp này có nguy cơ phá sản và người lao động cũng sẽ mất việc làm.

Nếu không hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương người lao động, thì các doanh nghiệp này có nguy cơ phá sản và người lao động cũng sẽ mất việc làm.

Điều kiện gói vay lãi suất 0% được nới lỏng 

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vừa ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc với lãi suất 0% theo Nghị quyết 154/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, NHCSXH đưa ra điều kiện để doanh nghiệp được quyền vay gói tín dụng lãi suất 0% nói trên gồm doanh nghiệp có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ 1/4 đến hết 31/12; doanh nghiệp có doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quý IV/2019 hoặc doanh thu quý liền trước thời điểm vay giảm 20% trở lên so với cùng kỳ.

Ngoài ra, doanh nghiệp muốn vay vốn tín dụng nói trên phải không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính đến cuối năm 2019.

Cùng với đó, NHCSXH cũng đưa ra điều kiện với mục đích vay vốn của người sử dụng lao động. Trong đó nhấn mạnh vốn vay phải được khách hàng (người sử dụng lao động) dùng để trả lương ngừng việc cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hạn mức cho vay tối đa 1 tháng của mỗi một doanh nghiệp bằng 50% mức lương tối thiểu vùng nhân với số người lao động bị ngừng việc và mỗi doanh nghiệp được vay vốn không quá 3 tháng tính từ 1/4 đến hết 31/12. Mức lãi suất cho vay là 0%/năm và lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm.

Thời hạn cho vay sẽ do ngân hàng nơi cho vay và doanh nghiệp tự thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Đồng thời, doanh nghiệp khi vay vốn gói 16.000 tỷ đồng cũng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay và NHCSXH sẽ là bên cho vay trực tiếp đến khách hàng.

"Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, NHCSXH phê duyệt cho vay và thông báo kết quả phê duyệt cho khách hàng. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt cho vay, NHCSXH thông báo cho khách hàng nêu rõ lý do từ chối.

Căn cứ Hợp đồng tín dụng/Phụ lục hợp đồng tín dụng đã ký, NHCSXH nơi cho vay giải ngân cho khách hàng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng.

Trường hợp khách hàng đề nghị vay vốn để trả lương ngừng việc cho các tháng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020 trong cùng một lần, NHCSXH nơi cho vay căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng để phê duyệt, ký Hợp đồng tín dụng và thực hiện giải ngân 1 lần. Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 31/1/2021", văn bản nêu rõ.

Trước đó, trong lần đầu tiên triển khai gói tín dụng 16.000 tỷ đồng, đại diện NHCSXH cho biết dù ngân hàng đã chuẩn bị xong gói tín dụng vẫn không giải ngân được món vay nào cho doanh nghiệp. Cụ thể, bà Trần Lan Phương - Phó tổng giám đốc NHCSXH cho biết có ghi nhận một số doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục xin vay vốn gói tín dụng trong gói 16.000 tỷ đồng nhưng sau khi biết các điều kiện thủ tục của gói vay thì không thực hiện vay được.  

Điều kiện thiếu… thực tế 

Phải khẳng định rằng, mục đích của gói 16.000 tỷ đồng là nhằm giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động trước tác động của dịch Covid-19. Và việc nới các điều kiện vay gói 16.000 tỷ đồng lần này, theo đánh giá sơ bộ, đã phù hợp hơn với thực tế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận được gói tín dụng này để trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng, một số điều kiện vẫn còn thiếu tính thực tiễn.

Theo ông Hoàng Bình Nguyên, đại diện doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu cho biết, quy định doanh nghiệp có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020 thiếu thực tế. Bởi trên thực tế, doanh nghiệp chế biến đồ gỗ này chỉ cho lao động nghỉ luân phiên nhau, chứ không chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, quy định này chẳng khác nào khiến doanh nghiệp phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động để được tiếp cận gói hỗ trợ này.

“Hiện nay doanh thu đã bắt đầu phục hồi trở lại nên vấn đề không ở chỗ trả lương cho người lao động mà nằm ở vốn để đầu tư tái cơ cấu sản xuất. Trong đó, phần cần thiết nhất là đầu tư hạ tầng để chuyển đổi số nhằm đáp ứng truy xuất quy trình cũng như nguồn gốc nguyên vật liệu do đối tác yêu cầu”, ông Nguyên nhấn mạnh.

Hay thực trạng ở doanh nghiệp May của bà Trần Thu Giang cho thấy, hiện toàn bộ tài sản cố định của nhà máy đều cầm cố tại ngân hàng để lấy vốn đầu tư thêm máy móc.

Vì thế, theo bà Giang, quy định "Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019" vẫn khá ngặt nghèo và cứng nhắc. Bởi vì, việc doanh nghiệp có nợ xấu và việc hỗ trợ vay vốn trả lương người lao động trong bối cảnh khó khăn do đại dịch là hai vấn đề tách bạch, không liên quan nhiều đến nhau. Do đó, doanh nghiệp có nợ xấu trong quá khứ mà không được tiếp cận gói hỗ trợ này là không phù hợp...

Liên quan đến vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, động thái nới lỏng điều kiện vay gói 16.000 tỷ đồng lần này được nhìn nhận là đã đơn giản hoá thủ tục hành chính tuy nhiên bản chất vấn đề sẽ không giải quyết triệt để nếu chỉ thay đổi nửa vời. Bởi bản chất của hoạt động này vẫn là cho vay – Ngân hàng Chính sách xã hội cho doanh nghiệp vay - nên phải dựa trên một trong những yếu tố đảm bảo nào đó.

Như ngân hàng thương mại sẽ cho vay trên cơ sở thế chấp còn Ngân hàng chính sách xã hội trước đến giờ cho vay chủ yếu dựa trên cơ sở tín chấp - phải thông qua sự phê duyệt của các cấp chính quyền để đảm bảo trong trường hợp ngân hàng đã giải ngân mà doanh nghiệp không trả được thì có một “cái gì đó” đảm bảo từ phía chính quyền. Vì thế, trong bối cảnh này để gói vay đảm bảo hiệu quả phải đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp để biết họ cần cái gì nhất mới mong thực hiện hiệu quả.

Hiện nay phải có các gói hỗ trợ có thể là rất nhỏ cho các doanh nghiệp (so với những gói hỗ trợ khác) nhưng không quá nhiều thủ tục hoặc thông qua một chính sách nào đó để đến được trực tiếp với doanh nghiệp, ví dụ (có thể không hoàn toàn đúng với các doanh nghiệp) như giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp… Tuy nhiên, dù có chính sách nào thì điều cần nhất trong bối cảnh hiện nay vẫn là hành động “quyết liệt” và “thủ tục hoá” các yếu tố là rất cần thiết, ông Bình nhận định. 

Ngọc An 

Tin khác

Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

(CLO) NHNN sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng và doanh nghiệp vàng trong vòng 45 ngày. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

(CLO) Từ 19/4/2024 đến nay, NHNN đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường, trong đó có 4 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 27.200 lượng (tương đương khoảng 1,02 tấn). 

Thị trường - Doanh nghiệp
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu vàng, ngoại tệ qua biên giới

(CLO) Mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi các đơn vị về kế hoạch kiểm soát, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới diễn ra từ ngày 20/5/2024 đến 20/5/2026.

Thị trường - Doanh nghiệp