Nới room tín dụng: Có đáng lo ngại?

Thứ năm, 21/09/2017 08:09 AM - 0 Trả lời

Trong các phiên họp gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nâng mức tăng trưởng tín dụng năm nay lên 21 – 22%  so với mục tiêu đưa ra ban đầu là 18%. Nhiều ngân hàng đang mong ngóng mức tăng trưởng  tín dụng này. Bởi những tháng cuối năm là khoảng thời gian nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao do vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm cũng như chi tiêu của người dân tăng mạnh, giúp ngân hàng mở rộng thị phần tín dụng, tăng thu lợi nhuận lớn.

(NB&CL) Trong các phiên họp gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nâng mức tăng trưởng tín dụng năm nay lên 21 – 22%  so với mục tiêu đưa ra ban đầu là 18%. Nhiều ngân hàng đang mong ngóng mức tăng trưởng  tín dụng này. Bởi những tháng cuối năm là khoảng thời gian nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao do vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm cũng như chi tiêu của người dân tăng mạnh, giúp ngân hàng mở rộng thị phần tín dụng, tăng thu lợi nhuận lớn. Cơ hội cho ngân hàng? Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ước tính đến hết tháng 8/2017, tín dụng tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 10,2%). Mức tăng nhanh này đã khiến nhiều ngân hàng thương mại đề nghị nới room tăng trưởng tín dụng. Trong báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 của nhiều ngân hàng đã cho thấy mức tăng trưởng tín dụng rất cao, gần chạm trần hạn mức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra. Tại hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã kiến nghị với NHNN về việc nới room tăng trưởng tín dụng của Vietcombank bằng mức tăng trưởng chung của ngành. Theo đó, năm 2017, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng là 18%, với Vietcombank là 16%. Trong khi, theo báo cáo tài chính quý II, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đã đạt gần 14%. Tương tự, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đã gần cạn room tín dụng của cả năm, khi 6 tháng đầu năm tín dụng đã tăng tới 15,7%, trong khi hạn mức cũng chỉ là 16%. Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), dư nợ cho vay đã tăng từ hơn 112.500 tỷ đồng lên 125.700 tỷ đồng, tăng gần 12%. Nghĩa là, VPBank chỉ còn khoảng hơn 4% dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm theo quy định của NHNN. Không chỉ các ngân hàng nêu trên, nhiều ngân hàng từ nhỏ đến lớn đều đang cạn dần room tín dụng. Điều này càng bức thiết hơn khi thông thường, những tháng cuối năm mới là cao điểm của mùa kinh doanh, DN sẽ có nhu cầu vốn nhiều hơn nên tín dụng càng có nhiều thuận lợi để tăng cao. Không những thế, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại cố gắng nỗ lực giảm lãi suất cho vay, tạo thuận lợi cho DN trong vay vốn cũng tạo điều kiện để dòng tiền chảy ra DN nhiều hơn. [caption id="attachment_184320" align="aligncenter" width="600"]Báo Công luận
Nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm được Ngân hàng Nhà nước giao. Ảnh minh họa[/caption] Theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thường là cách làm dễ dàng nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhưng tăng trưởng tín dụng nhanh có thể tạo ra những rủi ro mới cho ngành ngân hàng (NH), đặc biệt nếu tín dụng mới được phân bổ cho các ngành kém hiệu quả hoặc rủi ro cao. Thách thức mà Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực sẽ gặp phải là xu hướng suy giảm năng suất lao động. Khi tăng trưởng tín dụng nóng và các hộ gia đình cũng như DN có thể tiếp cận tín dụng dễ dàng thì người ta sẽ không có động lực để cải cách, không có động lực để tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, để đưa tăng trưởng tín dụng lên 21-22% năm nay thì cần trả lời được một số câu hỏi: Bản thân nền kinh tế, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực ưu tiên muốn hướng tín dụng vào liệu có hấp thụ được lượng vốn đó không? Có đủ nguồn vốn hay nguồn vốn ở đâu ra để bơm vào hệ thống? Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của các NH sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong bối cảnh vốn hầu như không tăng lên, và nhất là đặt trong lộ trình các NH đang tiến đến áp dụng Basel 2... Ông Phạm Hồng Hải nêu quan điểm, tăng trưởng tín dụng 21-22% nên được coi là mức trần tăng trưởng hơn là buộc phải đạt được bằng mọi giá. Chúng ta nên tạo hành lang để hệ thống chạy theo định hướng điều hành. Ví dụ, chặn hoặc hạn chế dòng vốn vào một số ngành hàm chứa rủi ro cao và thời gian thu hồi vốn lâu dài như BĐS, còn lại thì để thị trường tự chạy. Tránh tăng trưởng nóng Trên thực tế, lâu nay, tín dụng tăng trưởng cao ở Việt Nam đã nhận được không ít lời cảnh báo từ các chuyên gia và tổ chức quốc tế. Năng lực tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) vẫn ở mức thấp, khó đáp ứng theo tiêu chuẩn Basel II. Vì thế, khi tín dụng tăng 18-20%, năm sau cao hơn năm trước, trong khi vốn chủ sở hữu không tương ứng sẽ khiến ngân hàng không đáp ứng được vốn đối ứng với rủi ro tín dụng mà cả rủi ro về huy động, rủi ro thị trường theo chuẩn quốc tế. Mặc dù cơ cấu tín dụng đã tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng ổn định, bền vững, nhưng việc kiểm soát chất lượng tín dụng vẫn chưa được đảm bảo tối đa, bởi tín dụng tăng cao có thể đi kèm với nợ xấu tăng cao. Thực tế là 6 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng đã tăng lên mặc dù ngành ngân hàng liên tục đưa ra nhiều chỉ đạo về giải quyết nợ xấu. Do đó, tăng trưởng “nóng” đều dẫn đến hệ lụy tích cực và tiêu cực, vấn đề là quản lý như thế nào để mặt tích cực lấn át và tạo hiệu quả cho phát triển kinh tế nói chung. Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết: Tăng tín dụng phải thúc đẩy kinh tế, để thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ giao cho về tăng trưởng tín dụng đồng thời vẫn đảm bảo phát triển bền vững, đây là hai mặt của một vấn đề. Tuy nhiên, giải pháp căn bản nhất hiện nay đối với hệ thống NH đó là tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng tín dụng cho tăng trưởng kinh tế để tránh tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Bài học về tăng trưởng tín dụng nóng những năm trước đây của những đơn vị có những khoản vay vào các dự án BT, BOT vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó một giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro khi tín dụng tăng cao hiện nay là các chủ đầu tư thực hiện những dự án cho Nhà nước nhưng có sử dụng vốn NH trong mô hình hợp tác công - tư phải được triển khai có hiệu quả. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng không nên quá lo lắng bởi hiện Ngân hàng Nhà nước đang kiểm soát rất chặt dư nợ tín dụng các lĩnh vực thông qua việc liên tục yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo số liệu. Ngay cả với lĩnh vực ưu tiên là gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp công nghệ cao, cũng không có chuyện ồ ạt cho vay bằng mọi giá. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã liên tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng bảo đảm cân đối nguồn vốn, kiểm soát dòng vốn đi đúng hướng vào lĩnh vực kinh doanh và kiểm soát chặt dòng tiền để tránh đi vào những lĩnh vực rủi ro cao, như bất động sản, dự án BOT.❏

Nguyễn Nam

Tin khác

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp