Nội tệ Nga bất ngờ giảm, chứng khoán cũng "rớt" giá

Thứ tư, 21/12/2022 08:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh lo ngại lệnh trừng phạt dầu mỏ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của Nga, cả nội tệ (đồng Rúp) và chứng khoán của nước này đều giảm đáng kể.

Nội tệ giảm nhưng vẫn ổn định 

Hôm thứ Hai đầu tuần (19/12), Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Belarus, làm dấy lên lo ngại ở Kiev rằng ông có ý định gây áp lực buộc đồng minh Liên Xô cũ của mình tham gia một cuộc tấn công trên bộ mới sẽ mở ra một mặt trận mới chống lại Ukraine.

Đến 15h15 theo giờ địa phương, đồng Rúp đã yếu hơn 4,3% so với đồng đô-la ở mức 67,41 (trước đó chạm 68,4800), đây là mức yếu nhất kể từ ngày 11 tháng 5.

noi te nga bat ngo giam chung khoan cung rot gia hinh 1

Hình ảnh tờ tiền Rúp của Nga. Ảnh: Reuter.

Đồng tiền này cũng mất 3,8% để giao dịch ở mức 71,71 so với đồng euro, cũng là mức thấp nhất trong hơn bảy tháng. Đồng thời, đồng Rúp đã giảm 3,9% so với Nhân dân tệ (Trung Quốc) xuống 9,64, chạm mức yếu nhất kể từ đầu tháng Bảy.

Nhìn chung, trong tháng 12, đồng Rúp đã giảm gần 10%. Nhà phân tích Yulia Melnikova của Alfa Capital cho biết, sự suy yếu đó xuất phát từ lo ngại rằng lệnh cấm vận dầu mỏ và giá trần sẽ làm giảm doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga, làm tăng thâm hụt ngân sách Nhà nước.

Melnikova nói thêm: “Các biện pháp trừng phạt cũng tiêu cực đối với đồng tiền của quốc gia này”.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý với gói trừng phạt thứ chín đối với Moscow vào tuần trước, đưa thêm gần 200 người vào danh sách đen và cấm đầu tư vào ngành khai thác mỏ của Nga, cùng nhiều ngành khác.

Dù ghi nhận mức sụt giảm ban đầu trong năm nay, đồng Rúp vẫn được cho là đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới do được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn, nguồn cung ngoại tệ từ các nhà xuất khẩu, giá dầu cao và kỳ tính thuế thường sẽ thúc đẩy các công ty xuất khẩu chuyển doanh thu ngoại hối của họ thành đồng Rúp để đáp ứng các khoản nợ trong nước.

Chính sách thuế hỗ trợ đồng Rúp

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng các khoản thanh toán thuế vào cuối tháng sắp tới - khi các nhà xuất khẩu chuyển doanh thu ngoại tệ sang đồng Rúp để thanh toán các khoản nợ địa phương sẽ hỗ trợ đáng kể đồng Rúp. Tuy nhiên, lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 65 Rúp/USD kể từ tháng 5, đồng tiền này có thể sẽ chuyển sang một biên độ yếu hơn.

"Quan điểm của chúng tôi về dầu mỏ, các loại thuế sắp tới và cổ tức cho phép chúng tôi duy trì dự báo về mức tăng nhẹ trong thời gian tới", Dmitry Polevoy, người đứng đầu bộ phận đầu tư tại Locko Invest cho biết.

Ngoài ra, giá dầu thô Brent, tiêu chuẩn toàn cầu cho xuất khẩu chính của Nga, đã tăng 1,8% lên 80,5 USD/thùng, nhưng tháng này đã giao dịch ở mức thấp nhất trong cả năm.

"Nếu đồng Rúp giữ ở mức trên mức 65 (điều này có thể xảy ra nếu các nhà xuất khẩu vẫn hoạt động bất chấp thuế và các khoản thanh toán cổ tức đang đến gần), chúng ta có thể thấy nó sẽ sớm di chuyển vào phạm vi 67 - 70", nghiên cứu đầu tư SberCIB cho biết trong một lưu ý.

Đồng Rúp hầu như không phản ứng khi Ngân hàng Trung ương Nga hôm 16/12 giữ lãi suất cơ bản ở mức 7,5%, nhưng hơi thay đổi giọng điệu để thừa nhận rủi ro lạm phát ngày càng tăng, nói rằng một đợt huy động quân sự gần đây đang làm tăng thêm tình trạng thiếu lao động.

Chứng khoán Nga cũng đang mất giá.

Chỉ số RTS bằng đô la Mỹ (.IRTS) đã giảm 4% xuống 996,9 điểm, mức thấp nhất trong hơn hai tháng. Chỉ số MOEX của Nga dựa trên đồng Rúp (.IMOEX) không thay đổi ở mức 2.132,2 điểm.

Kể từ cuối tháng 2, khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine đã khiến chứng khoán nước này lao dốc không phanh. Cụ thể, chỉ số MOEX mất tới 28% điểm số trong 30 phút giao dịch đầu phiên. Đà bán tháo xuất hiện sau khi Mỹ và đồng minh phương Tây đưa ra cam kết về các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, nhằm đáp trả quyết định của Nga khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine.

Gần 10 tháng sau, triển vọng phục hồi càng xa vời khi các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nhà đầu tư dần xa cách với thị trường này.

Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu Nga đã bị loại khỏi các chỉ số tham chiếu trên toàn cầu. Các quỹ ETF theo dõi thị trường này thì bị phong tỏa hoặc đóng cửa. Nhà đầu tư trong nước khó bảo vệ thị trường khỏi tác động từ cuộc chiến, dù phần lớn người nước ngoài vẫn đang bị cấm bán cổ phiếu Nga họ nắm giữ.

"Thị trường chứng khoán Nga phản ánh triển vọng ảm đạm khi các lệnh trừng phạt bắt đầu gây sức ép lên kinh tế trong nước", Piotr Matys - chiến lược gia tiền tệ tại InTouch Capital Markets nhận định. "Khả năng kinh tế toàn cầu đi xuống trong vài quý tới không hề có lợi cho dầu Nga, đặc biệt trong bối cảnh EU cam kết giảm phụ thuộc vào hàng Nga".

Đầu tháng 12, EU và các nước thuộc G7 đã thống nhất cấm các công ty trong khối cung cấp dịch vụ với dầu mỏ Nga, như bảo hiểm, vận chuyển...nếu loại nhiên liệu này được bán trên mức giá trần (60 USD/thùng). Cổ phiếu ngành dầu mỏ tại Nga cũng chịu ảnh hưởng khi giá dầu thế giới biến động. Dầu Brent đã mất giá gần 40% kể từ đỉnh tháng 3.

Lukoil và Gazprom - hai cổ phiếu hàng đầu trong chỉ số MOEX - đã mất giá 30% và 53% năm 2022. Trong khi đó, ngân hàng lớn nhất Sberbank giảm tới 54% do các lệnh trừng phạt khiến Nga không thể tiếp cận dự trữ ngoại hối ở nước ngoài, còn các nhà băng bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

Khánh Vy (Theo Reuter)

Bình Luận

Tin khác

11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

(CLO) Phiên đấu thầu vàng sáng nay có 11 đơn vị trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng SJC, giá cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng SJC giảm mỗi chiều 400.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tiếp tục giảm sâu từ chiều nay

Giá xăng tiếp tục giảm sâu từ chiều nay

(CLO) Từ 15h chiều nay (16/5), giá xăng trong nước đồng loạt giảm 410 - 510 đồng/lít, tùy loại. Với mức giảm này, giá xăng trong nước về sát mốc 23.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

“Ghìm cương” giá vàng: Khi đấu thầu vàng không phải là “cây đũa thần”

(NB&CL) Việc tăng nhập khẩu, sau đó tổ chức các phiên đấu thầu sẽ giúp tăng nguồn cung trong nước, từ đó kéo giá vàng hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng nhập khẩu, tăng đấu thầu chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu sử dụng giải pháp này lâu dài sẽ tác động rất xấu tới nền kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

Trước giờ đấu thầu, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng

(CLO) 9h30 sáng nay (16/5), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

(CLO) Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp