Nông dân Tây Nguyên: Báo động vòng xoáy nợ chồng nợ

Thứ năm, 10/12/2015 07:30 AM - 0 Trả lời

Một tỷ lệ rất lớn các hộ nông dân dân tộc thiểu số tại chỗ đang phải gánh các khoản nợ khác nhau, với mức độ nợ từ 50-240 triệu. Đáng chú ý, tới 70% mục đích các khoản vay là để đầu tư cho nông nghiệp, 7-8% là để trả các khoản nợ đã có (đảo nợ). Khoảng 90% số hộ được hỏi cho biết họ cảm thấy gánh nặng nợ là nghiêm trọng cho tới rất nghiêm trọng.

(CLO) Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP) tiến hành tại Đắk Lắk và Lâm Đồng cho thấy một tỷ lệ rất lớn các hộ nông dân dân tộc thiểu số tại chỗ đang phải gánh các khoản nợ khác nhau, với mức độ nợ từ 50-240 triệu. Đáng chú ý, tới 70% mục đích các khoản vay là để đầu tư cho nông nghiệp, 7-8% là để trả các khoản nợ đã có (đảo nợ). Khoảng 90% số hộ được hỏi cho biết họ cảm thấy gánh nặng nợ là nghiêm trọng cho tới rất nghiêm trọng.

[caption id="attachment_68585" align="aligncenter" width="600"]12366568_590538157750953_1363168528_n Người dân đầu tư trồng hàng ngàn ha cà phê và rẫy ngô, họ không hề giàu lên mà còn phải gánh những khoản nợ, đặc biệt là nợ không thể trả với lãi suất cao từ các dịch vụ cho vay tư nhân. (Ảnh Internet)[/caption]

Giải pháp bị đi ngược 

Tại hội thảo “Chuyển đổi sinh kế và tình trạng tài chính của một số tộc người thiểu số ở Việt Nam”, TS nhân học Hoàng Cầm cho biết: Trong nhiều năm qua, nhà nước đã triển khai nhiều chương trình phát triển nhằm thay đổi các mô hình sinh kế “lạc hậu” của các cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên bằng các mô hình sinh kế “hiện đại” trong đó sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường được coi là giải pháp tối ưu để làm giàu, đi đôi với nó là tuyên truyền xóa bỏ các hệ thống sinh kế truyền thống theo hướng "tự cấp tự túc".

Mặc dù việc chuyển đổi này là xu thế tất yếu để phát triển, nhưng với hiện trạng cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nó chưa thực sự phù hợp, bởi chưa đủ khả năng thích ứng. Do vậy, đi ngược lại mong muốn "thu hẹp khoảng cách phát triển" là vấn đề nợ đeo đuổi người dân.

Theo số liệu của TS Hoàng Cầm và các chuyên gia khảo sát tại Buôn Ban (Lâm Đồng) và Buôn Biết (Đăk Lăk): 86% trong tổng số 56 hộ được phỏng vấn đang phải gánh các khoản nợ, từ mức độ trầm trọng đến rất trầm trọng. Trung bình mỗi gia đình nợ gần 44 triệu đồng/năm, trong đó, xấp xỉ 20 triệu đồng là nợ xấu, chiếm 45% tổng số nợ của gia đình.

Phỏng vấn trực tiếp 36 gia đình tộc người thiểu số tại chỗ được lựa chọn ngẫu nhiên ở cả hai buôn cho thấy một thực trạng đáng buồn, khi chỉ có duy nhất một gia đình, vốn trước đây là cán bộ Nhà nước nghỉ hưu, không phải gánh nợ xấu, còn lại hơn 90% người dân ở cả hai buôn ai cũng nợ.

Theo ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng ISEE, một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng nợ xấu hiện nay ở Tây Nguyên là vấn đề đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp đều bị chi phối hoàn toàn bởi các đầu mối trung gian là các doanh nghiệp tư nhân ở tại xã và buôn. Vì vậy, các hộ gia đình bị đầu cơ về giá cả cả ở đầu vào và đầu ra.

Đồng thời, nghịch lý được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn tiếp diễn dẫn đến tình trạng nợ nần nghiêm trọng. Người dân nơi đây phải thốt lên rằng “Nợ miết, nợ từ năm này đến năm khác, chắc nợ cả đời”?

Vay từ chính sách là điều "xa xỉ"

Việc gói tín dụng được đề xuất hướng vào các mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp vốn cho nông dân đầu tư sản xuất với lãi suất thấp, được các cấp chính quyền đánh giá cao. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện gói tín dụng này trên thực tế chắc chắn sẽ không dễ để nông dân tiếp cận được, thậm chí đối với họ là việc vô cùng khó khăn.

Theo TS Hoàng Cầm, lý do người dân vay nặng lãi từ tư nhân rất đa dạng: do không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, do thủ tục vay ngân hàng quá phức tạp và giải ngân chậm, phải chờ đợi từng đợt vay với lượng tiền quy định, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản xuất. Trong khi đó, vay từ tư nhân thủ tục rất đơn giản, không yêu cầu thế chấp, đáp ứng ngay khi có nhu cầu với lượng tiền cho vay cao hơn.

Đặc biệt, người nông dân Tây Nguyên vay lãi tư nhân là vì cảm giác an toàn, khi họ không phải thế chấp tài sản và không phải trả nợ theo thời hạn, có thể nợ bao lâu cũng được. Trong khi vay thế chấp với những thủ tục ràng buộc của hệ thống ngân hàng tạo ra tâm lý thường trực là "sợ mất đất", "sợ thu tài sản". Ngoài ra, việc vay nợ từ các hộ tư nhân thường không giới hạn số tiền vay và điều này là rất cần thiết với nhu cầu cần một lượng vốn lớn để đầu tư sản xuất.

Với thực trạng bi quan này, TS. Đào Thế Anh, Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng, nhà nước cần nghiên cứu để xây dựng một hệ thống tín dụng đặc thù, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể cho các cộng đồng thiểu số tại địa bàn.

Bên cạnh đó, ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị, cần phải có các chính sách khuyến khích sự tham gia của các tổ chức bảo hiểm để nhân rộng mô hình bảo hiểm nông nghiệp cho người nông dân, tạo niềm tin và chia sẻ các rủi ro với người nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Thiết nghĩ, trong tương lai gần, nếu không có những thay đổi ở các cấp độ vĩ mô, vi mô giúp người dân thoát khỏi hiện trạng này, thì các nỗ lực phát triển của nhà nước và các tổ chức quốc tế ở Tây Nguyên sẽ khó đạt được hiệu quả, và cuộc sống của những người thiểu số nơi đây sẽ bị rơi vào trạng thái cùng cực nhất trong xã hội.

Giang Phan

Tin khác

Chênh lệch giá, lo sợ bị tấn công đang ngăn cản các nhà kinh doanh châu Âu lưu trữ khí đốt ở Ukraine

Chênh lệch giá, lo sợ bị tấn công đang ngăn cản các nhà kinh doanh châu Âu lưu trữ khí đốt ở Ukraine

(CLO) Các doanh nghiệp trên thị trường khí đốt châu Âu đang theo dõi chặt chẽ việc lưu trữ của Ukraine, nhưng các cuộc tấn công liên tục vào cơ sở hạ tầng năng lượng và chênh lệch giá kém thuận lợi hơn một năm trước vẫn là trở ngại đối với nhiều người.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

(CLO) Sáng ngày 10/5, Lễ bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) giữa Nam A Bank và Pacific Risk Advisors LTD (PRA) đã được diễn ra thành công.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

(CLO) Xuất nhập khẩu Đông Dương ghi nhận thua lỗ trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn báo lãi nhờ bán tài sản trong Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

(CLO) FiinRatings cho biết, áp lực trả nợ đối với nhóm các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và sau vẫn còn nặng nề.

Tài chính - Bảo hiểm