Nông nghiệp Việt Nam và những thách thức mới

Thứ năm, 12/04/2018 19:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mục tiêu xuất khẩu năm 2018 của toàn ngành nông nghiệp sẽ đạt 40 tỷ USD, vượt mốc lịch sử năm 2017 (36,4 tỷ USD). Làm sao để đạt được con số này trong năm nay là vấn đề đặt ra cho liên Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, đang còn rất nhiều rào cản để xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt được kết quả như kỳ vọng. Năm 2018, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển mình từ mọi góc độ, đáng chú ý là sự khởi sắc của hoạt động xuất - nhập khẩu với việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực hoặc tiếp tục được triển khai trên phạm vi rộng hơn.

Trong số những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là hiệp định có sức ảnh hưởng lớn với thị trường rộng mở, dự kiến được ký kết trong năm 2018, sẽ là bước ngoặt mới trong chặng đường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước EU. Tuy nhiên, do nền nông nghiệp nước ta ở vạch xuất phát thấp, muốn xuất khẩu nông phẩm đạt tiêu chuẩn EU, là khó. 

Đơn cử như mật ong Việt Nam thường vướng quy định về mức glycerinne, chỉ số HMF, tạp chất (đặc biệt là dư lượng carbendazim). Nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được 20- 25% nhu cầu chế biến, còn lại phải nhập khẩu, khó kiểm soát đầu vào. Bao bì gỗ, pallet hay vành đệm giá kệ, các vật liệu đóng gói khác đều phải được xử lý nghiêm ngặt. Đáp lại việc EU giảm thuế đối với hàng Việt Nam, Việt Nam cũng cần có các cam kết tương ứng. Khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam xóa bỏ ngay các dòng thuế hiện hành theo lộ trình từ 3-5 năm. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ 

Dù dư địa do giảm thuế không nhiều, song cũng đủ khích lệ các nhà nhập khẩu Việt Nam “khuân hàng về”. Tại cuộc họp gần đây về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đánh giá khá cao những nỗ lực xuất khẩu của nhóm hàng này. Tuy nhiên, ông Khánh cũng chỉ ra những hạn chế của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đòi hỏi cần có những giải pháp tháo gỡ. Theo ông Khánh, trước hết, đó là cơ cấu xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu nhóm hàng này hiện vẫn chủ yếu dựa vào thị trường Đông Á, chiếm tới 44% kim ngạch xuất khẩu. 

Trong đó Trung Quốc lớn nhất chiếm hơn 26%, xuất sang Hoa Kỳ và EU là 35%. Đáng chú ý, tại thị trường xuất khẩu truyền thống, giàu tiềm năng như EU, khá nhiều mặt hàng đã có dấu hiệu sụt giảm như cà phê (đạt 1,37 tỷ USD, giảm 0,9%), hồ tiêu đạt 156,5 triệu USD, giảm 34,8% và gạo xuất khẩu đạt 3,6 triệu USD, giảm 45,6%. Lý giải của Bộ Công thương cho biết, nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn tại thị trường EU như rau quả bị EU rà soát, điều chỉnh, chặt chẽ quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 3 năm 2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 8,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. So với quý I năm 2017, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 9%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,5% và giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt gần 2 tỷ USD, tăng 6,6%. Bên cạnh đó, dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng không bền vững vì một số loại sản phẩm gặp phải vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Cùng với đó, câu chuyện tổ chức sản xuất của chúng ta manh mún, chất lượng không đồng đều, cũng là vấn đề nhóm hàng này cần quan tâm. Theo Bộ Công thương, hiện tần suất kiểm tra thanh long tăng lên 20% và các loại rau gia vị tăng 50%. Trong khi đó, sản phẩm thủy sản khai thác đang bị EU áp dụng cảnh báo thẻ vàng kể từ tháng 10/2017. Không những thế, thị trường này còn đang dự thảo áp dụng các quy định mới chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn chất lượng đối với một số sản phẩm trồng trọt như hồ tiêu, gia vị… Cùng với đó, câu chuyện tổ chức sản xuất của chúng ta manh mún, chất lượng không đồng đều cũng là vấn đề nhóm hàng này cần quan tâm. 

Một đất nước gần 70% người dân sống ở nông thôn, rõ ràng chính sách dành cho họ cần sát thực tiễn hơn. Muốn có chính sách trúng và đúng, trước hết phải hiểu thấu xem họ mong gì, cần gì. Chỉ đạo từ vĩ mô cho đến lãnh đạo chính quyền các địa phương rõ ràng chưa nhịp nhàng. Làm nông nghiệp ít lợi nhuận, lắm rủi ro, nên cách nhìn về kinh tế tam nông còn chưa đặt đúng vị trí. Cần có định hướng cho DN chuyển cơ sở chế biến lên vùng sâu, vùng xa nhằm giảm chi phí vận chuyển, chi phí hạ tầng rẻ hơn. Hay vấn đề đào tạo, cần chính sách cụ thể cho lao động trong ngành gỗ ở vùng sâu vùng xa vì đa số là bà con dân tộc. 

Vấn đề logistics cũng được đại diện DN kiến nghị, vì chi phí vận chuyển hiện nay quá cao, trong khi khối lượng vận chuyển gỗ lớn. Chính điều này tạo ra điểm yếu cho các DN gỗ. Với mặt hàng gạo, Hiệp hội lương thực cho biết, khó khăn với DN xuất khẩu gạo trong 2 năm nay là sự sàng lọc mạnh mẽ của thị trường, DN mạnh thì vượt qua còn DN yếu về vốn, về thị trường thì bị đào thải. 

Nhiều DN ở đồng bằng sông Cửu Long bán kho và rời mảng kinh doanh này do không vay được ngân hàng. Ngân hàng điều chỉnh chính sách cho DN xuất khẩu gạo bằng siết chặt vay vốn. Cùng đó, lãi suất cho vay tăng; năm 2017 VND là 5,5% sang 2018 là 6,5%; còn USD tăng từ 2,5% lên 3,5% trong năm nay. Ông Nguyễn Hoài Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ một số khó khăn với mặt hàng này. Sau 20 năm phát triển cá tra vẫn mang tiếng hàng thô, nhưng hiện nay hàm lượng giá trị gia tăng đã tăng nhưng xuất khẩu tiểu ngạch thì lượng nhiều nhưng giá trị ít so với chính ngạch. 

Ông Nam đề xuất, có biện pháp trước mắt 3 tháng - ngay bây giờ cấp giấy chứng nhận qua đường tiểu ngạch cho mặt hàng này... Không cách nào khác, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, đầu tư, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần nắm vững các quy định về phòng vệ thương mại, thông tin có liên quan đến hàng hóa để giải trình, phản biện. 

Các cơ quan quản lý không chỉ tăng cường phổ biến, mà còn tích cực kiểm tra, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và tạo môi trường thông thoáng nhất để cùng đạt mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững nông sản vào EU. Nông nghiệp được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế, nhưng đầu tư cho trụ đỡ này rõ ràng chưa xứng tầm. Nhìn từ hệ thống đê điều ở các tỉnh phía Bắc, hệ thống thủy nông, hồ chứa nước ở Tây nguyên, Tây Nam bộ khi biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt, đang đặt ra những vấn đề không nhỏ. Vậy quy hoạch thủy lợi thế nào, đê bao, cống tưới tiêu, hồ chứa nước đang xuống cấp tháo gỡ ra sao, nguồn tiền thu xếp từ đâu? 

Việc tạo ra những giống cây, con đáp ứng cho những thay đổi trong cơ cấu, quy hoạch của từng vùng đất cũng đang bày ra đủ nỗi lo. Cải cách nền nông nghiệp theo hướng hiện đại là không thể khác. Nhưng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn quá mỏng, quá ít nên rất cần những chính sách ưu đãi từ vĩ mô. Nhiều vùng quê đã trở thành xã, huyện nông thôn mới, với điện - đường - trường - trạm, trụ sở khang trang, nhưng thực chất bền vững trong mưu sinh của nông dân đòi hỏi phải có chiến lược dài hơn./.

Huyền Thu

Tin khác

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

(CLO) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong, nhiều người bị thương tại Đồng Nai.

Đời sống
Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

(CLO) Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
'Lần thứ 6 đến Trường Sa, tôi vẫn mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ'

"Lần thứ 6 đến Trường Sa, tôi vẫn mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ"

(CLO) Giảng viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Nguyễn Thị Anh Đào cho biết: "Đây là lần thứ 6, tôi đến thăm quần đảo Trường Sa, cũng như những lần trước đó chúng tôi đều biểu diễn hết mình, mỗi lần đến thăm đều có một cảm xúc mới và tất cả mọi người đều mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ".

Đời sống
Phát hiện tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, nhồi nhét hành khách

Phát hiện tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, nhồi nhét hành khách

(CLO) Tài xế xe khách mang biển kiểm soát Thanh Hoá không những bị lực lượng chức năng phát hiện vi phạm nồng độ cồn mà còn nhồi nhét quá 31 người so với quy định.

Đời sống
Quảng Ninh: Để du lịch Hạ Long hè 2024 ấn tượng mạnh mẽ hơn trong lòng du khách

Quảng Ninh: Để du lịch Hạ Long hè 2024 ấn tượng mạnh mẽ hơn trong lòng du khách

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thành phố Hạ Long đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu người dân và du khách. Đối với địa phương, đây còn là dịp tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hơn, thu hút nhiều hơn du khách đến với Hạ Long trong mùa du lịch hè năm nay.

Đời sống