Nông sản Việt Nam - “Cửa nào rộng” sang thị trường Trung Quốc?

Thứ năm, 12/11/2020 09:21 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với lợi thế chất lượng tốt, giá cả hợp lý, hàng nông sản Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc.

Tận dụng cơ hội từ sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc

Một thực tế cho thấy, hàng hóa xuất qua biên giới Việt- Trung vẫn còn tình trạng ứ đọng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tiểu thương trong nước. Đơn cử như tại cửa khẩu Tân Thanh hay cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), còn tình trạng hàng trăm container hàng nông sản của Việt Nam cứ phải “nằm chờ” để xuất cảnh sang Trung Quốc vì hàng hóa chưa có hợp đồng mua bán từ trước. Hoặc phải chờ tới khi hàng “đổ bộ” được xuống tại các chợ ở Trung Quốc thì các tiểu thương mới bắt đầu tìm đối tác giao thương.

Sự kiện xuất khẩu chính ngạch lô sữa đặc Ông Thọ sang Trung Quốc lần này của Vinamilk thật sự là tín hiệu lạc quan của Vinamilk cũng như đối với ngành sữa Việt Nam nói chung.

Sự kiện xuất khẩu chính ngạch lô sữa đặc Ông Thọ sang Trung Quốc lần này của Vinamilk thật sự là tín hiệu lạc quan của Vinamilk cũng như đối với ngành sữa Việt Nam nói chung.

Tại cửa khẩu chính ngạch như Hữu Nghị, mỗi ngày có khoảng 150 container hàng nông sản được thông quan cũng giảm mạnh so với các tháng trước đó. Nguyên nhân được xác định là do giữa hai nước đưa ra những quy định chặt chẽ trong công tác kiểm dịch.

Trong một vài tháng gần đây, lượng hàng xuất khẩu giảm 40% - 50% so với cùng kỳ. Nguyên nhân vẫn là do phía Hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu như hàm lượng kháng sinh, chất bảo quản...”, ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) thông tin.

Tại Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ 3 (CIIE 2020) diễn ra từ ngày 5 - 10/11/2020 tại Trung tâm Triển lãm quốc gia, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam, đã có nhiều kỳ vọng sẽ “xoay chuyển tình thế” cho nông- thuỷ sản cũng như thực phẩm chế biến của Việt Nam “rộng đường” sang Trung Quốc khi các giao dịch được cơ quan hữu quan “setup” từ trước.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải thông tin, việc Trung Quốc chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào nhập khẩu kích cầu nội địa là một “nhân tố mới” giúp Việt Nam cải thiện quan hệ song phương, tăng cường  xuất khẩu các mặt hàng chiến lược như nông - thủy sản, thực phẩm chế biến (đặc biệt là cà phê và các thực phẩm chế biến…).

Để tận dụng cơ hội, Bộ Công Thương đã định hướng doanh nghiệp “trọng tâm” thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao bằng cách tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm và xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua kênh xúc tiến thương mại, trong đó, tập trung vào ngành hàng nông - thủy sản và thực phẩm chế biến.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu và tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) cũng sẽ phối hợp với Ban tổ chức phía Trung Quốc để hỗ trợ các doanh nghiệp tham dự các hoạt động, hội nghị kết nối giao thương trực tuyến được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ CIIE 2020.

Với thị trường trên 1,3 tỷ dân liền kề với biên giới nước ta, trong tương lai, nếu xây dựng được các kênh xuất khẩu chính ngạch ổn định thì Trung Quốc có thể trở thành thị trường xuất khẩu chiến lược lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời với vai trò là cầu nối và cửa ngõ xuất - nhập khẩu của ASEAN, Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển giao thương với Việt Nam nhanh và bền vững”, thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Hàng chính ngạch -  “từ khoá” để hàng Việt “rộng đường” sang Trung Quốc

Như vậy, cơ hội để cung ứng nông - thuỷ sản và thực phẩm chế biến cho thị trường tỷ dân là có thực, nhưng làm thế nào để tận dụng tối đa thị trường này buộc doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách cùng giải bài toán đó là chính ngạch hay không chính ngạch?

Ông Trần Nguyên Trung- vốn là một tay buôn được giới thương gia “sùng bái” vì có tài “thông quan” cho các mặt hàng nông sản, nhưng sau khi chứng kiến lượng hàng hoá bị ùn ứ ở cửa khẩu vì phụ thuộc “quan điểm” của đối tác, ông Trung đã thay đổi quan điểm là phải tìm mọi cách cho hàng xuất đi theo đường chính ngạch.

Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 3 (CIIE 2020) là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng do Chính phủ Trung Quốc chủ trì tổ chức thường niên với mục tiêu nâng cao vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.

Tại hai kỳ Hội chợ trước đã thu hút sự tham dự của khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam luôn thể hiện sự quan tâm đến Hội chợ và coi đây là cơ hội để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương qua việc cử đoàn đại biểu cấp cao tham dự Lễ khai mạc Hội chợ (năm 2018 là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; năm 2019 là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng) năm 2020, Bộ Công Thương đã cử những doanh nghiệp “hùng hậu” tham dự Hội chợ.

Không chỉ riêng ông Trung mà những doanh nhân trong ngành cũng đã nhanh nhạy xoay chuyển, như câu chuyện lô sữa đậu nành của NutiFood mà bà Trần Thị Lệ chia sẻ bí quyết “lên kệ” tại hơn 450 chi nhánh của siêu thị Walmart tại Trung Quốc là NutiFood đã phải vượt qua hơn 250 tiêu chuẩn khắt khe do đối tác đề ra. Ngoài quy trình sản xuất, nguyên vật liệu đạt chuẩn cao, NutiFood phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về vấn đề an ninh vận chuyển, chính sách công ty dành cho cán bộ nhân viên, nhà thầu, đối tác, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội... thông qua xuất khẩu chính ngạch.

Còn ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Vinafruit cho rằng: “Với mức sống của người dân Trung Quốc được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng đề cao chất lượng, tính an toàn của nông sản, thực phẩm. Do đó, Trung Quốc không còn là thị trường xuất khẩu “dễ tính”. Tuy nhiên đây vẫn là thị trường có sức mua lớn và là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, nhất là sau khi Covid-19 được kiềm tỏa”.

Vì thế, theo ông Nguyên, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp, người nông dân Việt Nam không còn cách nào khác cần phải nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn mà đối tác đặt ra.

Ở góc nhìn của nhà hoạch định chính sách, ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, xu hướng quản lý hiện nay của Trung Quốc là tăng kiểm soát truy xuất nguồn gốc và chất lượng, xuất khẩu nông sản.

Để nông- thủy sản, thực phẩm chế biến Việt Nam xuất khẩu một cách bền vững và chính ngạch sang Trung Quốc cũng như tận dụng được những ưu đãi thì các cơ quan hữu quan cần chủ trì đẩy nhanh đàm phán, mở cửa thị trường hàng nông sản với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng xúc tiến, đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác hàng hóa… Có như vậy, các mặt hàng của Việt Nam mới “đàng hoàng” lưu thông sang Trung Quốc mà không lo ngại ùn ứ, ách tắc như những năm trước đây, ông Sơn nhấn mạnh.

Ngọc An

Tin khác

Doanh nghiệp tại Hà Nam có nhu cầu tuyển dụng trên 48.000 lượt lao động

Doanh nghiệp tại Hà Nam có nhu cầu tuyển dụng trên 48.000 lượt lao động

(CLO) Năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Hà Nam có nhu cầu tuyển dụng trên 48.000 lượt lao động. Trong đó, doanh nghiệp ngành may, sản xuất hàng điện tử và linh kiện, dây dẫn điện… có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng cường sản xuất lithium trong nước

Mỹ công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng cường sản xuất lithium trong nước

(CLO) Trong những năm tới, Mỹ có kế hoạch lớn về sản xuất lithium khi nước này tăng sản lượng để hỗ trợ triển khai bộ lưu trữ pin quy mô tiện ích và tăng lượng tiêu thụ xe điện (EV).

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản lo lắng khi Ấn Độ sắp trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới

Nhật Bản lo lắng khi Ấn Độ sắp trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới

(CLO) Thông báo vào năm 2025, Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản về tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa tính bằng đồng USD đã gây sốc cho Tokyo, quốc gia cho đến năm 2010 vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng hiện đang trên đà tụt xuống vị trí thứ năm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao trị giá 100 triệu USD

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao trị giá 100 triệu USD

(CLO) Ngày 11/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE của Nhà đầu tư Ecovance Co.Ltd trị giá 100 triệu USD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Người dân xếp hàng đi mua vàng, nhẫn tròn trơn 'cháy hàng'

Hà Nội: Người dân xếp hàng đi mua vàng, nhẫn tròn trơn "cháy hàng"

(CLO) Ngày 11/5, "cơn sốt" mua vàng tại Hà Nội vẫn chưa hề giảm. Người dân đổ xô đi mua vàng, hàng loạt thương hiệu vàng lớn “cháy hàng" nhẫn tròn trơn.

Thị trường - Doanh nghiệp