Nửa đầu năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 trên thế giới đã vượt cả năm 2020

Thứ sáu, 11/06/2021 06:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong gần 6 tháng đầu năm 2021, thế giới đã ghi nhận trên 1,88 triệu ca tử vong vì COVID-19, vượt quá tổng số người chết vì đại dịch này trong cả năm 2020.

Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Guwahati, Assam, Ấn Độ, ngày 5/6/2021. Ảnh: THX

Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Guwahati, Assam, Ấn Độ, ngày 5/6/2021. Ảnh: THX

Số liệu của trang thống kê worldometer.info cập nhật đến 6 giờ sáng ngày 11/6 cho thấy, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 387.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.200 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là 175,5 triệu ca, trong đó trên 3,78 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ với 91.266 ca, Brazil 85.612 ca và Colombia 29.302 ca. Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ 3.402 ca, Brazil 2.228 ca và Argentina 669 ca.

Trong khi đó, theo số liệu của Đại học John Hopkins, trong chưa đầy 6 tháng đầu năm 2021, thế giới đã ghi nhận trên 1,88 triệu ca tử vong vì COVID-19, vượt quá tổng số người chết vì đại dịch trong cả năm 2020. Đồng thời, những nỗ lực kiểm soát đại dịch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang có khoảng cách ngày càng lớn.

Trong lúc Mỹ, Anh, Canada đều ghi nhận số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 ngày càng giảm thì đại dịch lại bùng lên ở một số khu vực châu Á và Mỹ Latinh.

Tại thời điểm cuối năm 2020, châu Âu và Bắc Mỹ chiếm tới 73% số ca nhiễm mỗi ngày và 72% số ca tử vong trên toàn thế giới, nhưng giờ đây, hơn 80% số ca nhiễm và ca tử vong lại xảy ra ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.

Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận nhiều ca tử vong trong năm nay hơn so với 2020 và Thái Lan đã có khoảng 1.300 người tử vong mà phần lớn các ca này đều xảy ra vào năm 2021.

Tình hình đại dịch tại châu Phi đang lan rộng mấy tuần vừa qua, với khoảng 68.000 ca tử vong trong gần 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn 65.000 ca tử vong ghi nhận tại đây trong cả năm 2020.

Trong khi đó, hai tháng qua, số ca nhiễm, tử vong và nhập viện mới tại châu Âu đều đã giảm, cho phép 36 trong số 53 quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận trong tuần trước là 368.000 ca, tương đương 1/5 số ca nhiễm hằng tuần ghi nhận trong thời đỉnh dịch tháng 4/2020.

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine không đồng đều ở các nước đang khiến tình hình kiểm soát đại dịch trên toàn cầu ngày càng khác biệt. Chỉ khoảng 2% người dân châu Phi và 6% người dân châu Á đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, theo số liệu của Our World in Data (Thế giới qua số liệu) trong khi Nam Mỹ đã tiêm chủng xong khoảng 22% dân số, Liên minh châu Âu tiêm chủng xong hơn 40% dân số và Mỹ đã tiêm chủng xong hơn một nửa dân số.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh, lãnh đạo các nước tham dự sẽ thảo luận giải pháp ứng phó với đại dịch, đặc biệt là nỗ lực chung để tiêm chủng vaccine cho thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer cho thế giới, trong đó 200 triệu liều sẽ được chuyển ngay trong năm nay và 300 triệu liều được chuyển vào năm 2022 thông qua chương trình COVAX của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước nghèo.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn trong tình trạng có nguy cơ để đại dịch bùng phát lại bởi các chủng virus mới nguy hiểm hơn vẫn có thể phát sinh trong thời gian tới.

Người phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge ngày 10/6 cảnh báo châu Âu chưa qua cơn nguy hiểm dù số ca nhiễm và tử vong mới trong dịch COVID-19 đang giảm trên toàn châu lục, đồng thời kêu gọi người dân di chuyển có trách nhiệm trong kỳ nghỉ Hè.

Ông Kluge thừa nhận tiến bộ đạt được ở hầu hết các nước trong khu vực, song nhấn mạnh không có gì chứng tỏ rằng dịch bệnh đã hết nguy hiểm. Ông cho biết biến thể Delta, xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, rất đáng lo ngại, đồng thời nhắc nhở rằng các nước cần rút ra bài học từ đợt bùng phát số ca trong mùa Hè năm ngoái ngay cả khi các chiến dịch tiêm phòng hiện đang được đẩy nhanh khắp khu vực. Theo ông Kluge, đến nay chỉ có 30% dân số khu vực châu Âu được tiêm liều vaccine đầu tiên, và điều đó là chưa đủ đề ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới.

T.Toàn

Tin khác

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe
Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe