Ô nhiễm không khí “thổi bay” 10 tỷ USD, tương đương 7% GDP Việt Nam

Thứ tư, 24/03/2021 12:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 24/3, tại Hà Nội, Hội Kinh tế - Môi trường, phối hợp với tạp chí Kinh tế - Môi trường đã tổ chức Tọa đàm “Kinh tế - Môi trường, xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam”.

Trong buổi tọa đàm, giới chuyên gia đã nhận định, ô nhiễm môi trường là một tác nhân làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Riêng vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam, mỗi năm  gây thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỷ USD, tương đương 5% - 7% GDP. Tương tự, ô nhiễm nguồn nước cũng ngốn khoảng 3,5% GDP.

Các diễn giả Tọa đàm cho rằng, ô nhiễm không khí gây thiệt hại tới 7% GDP mỗi năm.

Các diễn giả Tọa đàm cho rằng, ô nhiễm không khí gây thiệt hại tới 7% GDP mỗi năm.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế - Môi trường Việt Nam cho biết: Mặc dù là quốc gia nhỏ nhưng Việt Nam có tỷ lệ xả rác thải nhựa ra đại dương đứng thứ 4 thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Điều này đã tác động không nhỏ cho ngành vận tải biển, kinh tế biển, thủy hải sản;....

Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề trọng tâm được Đảng và Chính phủ đề ra trong việc phát triển kinh tế gắn bó với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ đại hội XII (giai đoạn 2016-2020).

Xác định mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với việc bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng đặt ngang bằng như an ninh, quốc phòng, kinh tế xã hội, phát triển kinh tế tri thức.

TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng bộ môn Luật Môi trường, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, kinh tế và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tại các quốc gia phát triển, kinh tế thường đồng hành với việc bảo vệ môi trường. Đây được gọi là nền kinh tế xanh.

Trong khi đó, tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế lại không đi đôi với bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện qua chất lượng không khí, chất lượng nước luôn trong tình trạng báo động. Có thể tạm gọi, nền kinh tế Việt Nam chưa “xanh” như tiêu chuẩn của thế giới.

Hiện tại, Việt Nam có nhiều bộ luật điều chỉnh mối quan hệ giữa kinh tế xã hội và môi trường, thể hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và giải quyết môi trường.

Trong đó, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo; Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Thủy sản 2017; Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn đó là quá trình thực hiện, cơ chế tổ chức thực hiện những quy định trong các quy định pháp luật, văn bản dưới luật.

Theo ông Phương, nền kinh tế xanh có rất nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên tất cả đều hướng đến một nền kinh tế không rác thải. Để hướng đến một nền kinh tế xanh các nước thường qua một bước trung gian là kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc sử dụng nguyên liệu càng ít càng tốt.

Về pháp lý, Luật Bảo vệ môi trường 1993 đã nhắc đến nhưng mãi đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đưa vào tại điều 142.

Tại Việt Nam sắp tới, luật mới có hiệu lực theo khoản 1, điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ở Đức, khoảng 1996 – 2000 vấn đề này đã được vào luật, và rất cụ thể. Giữa 2 nền kinh tế Việt Nam ở Đức rất khác nhau.

“Trong tương lai, khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được đưa vào thì 5 – 10 năm tới sẽ tạo ra hình hài về nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, ông Phương nói.

Trong khi đó, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng Ban nghiên cứu khoa học Môi trường Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá: Việc sử dụng tài nguyên, Việt Nam cần có phương án cụ thể.

Đối với tài nguyên tái tạo phải có phương án tận dụng, tài nguyên không tái tạo được phải nghiên cứu nguồn tài nguyên thay thế, để duy trì phát triển bền vững.

Trong kinh tế môi trường, luôn có sự hỗ trợ, về kinh tế luôn sử dụng những công cụ như: Thuế, phí, trợ giá…, sau đó áp dụng sang môi trường, để quản lý.

“Định lượng môi trường, kinh tế môi trường tạo ra các biện pháp tạo ra lợi ích về môi trường, tính ra được những con số chi tiết về môi trường thực tế, để có những phương án điều chỉnh cho phù hợp. Từ đó đánh giá được sự hiệu quả của kinh tế môi trường”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ cho biết.

Lâm Vũ

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp