“Ông lớn” Thái Lan thâu tóm thị trường Việt

Thứ ba, 11/08/2015 12:09 PM - 0 Trả lời

Nhờ sự khôn khéo, kinh nghiệm lâu năm trong bán hàng, các doanh nghiệp Thái Lan đã chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Thái mới thực sự là người "khổng lồ" ám ảnh không ít doanh nghiệp nội.

CLO - Nhờ sự khôn khéo, kinh nghiệm lâu năm trong bán hàng, các doanh nghiệp Thái Lan đã chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Thái mới thực sự là người "khổng lồ" ám ảnh không ít doanh nghiệp nội.

Hàng Thái được lòng người Việt

Trong hàng chục quốc gia có mối quan hệ thương mại với Việt Nam, Thái Lan luôn nằm trong top 10 thị trường lớn nhất. Hàng hóa nước này chủ yếu tấn công phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình khá, khi giá cả "nhỉnh" hơn hàng trong nước và cao hơn nhiều so với hàng Trung Quốc. Người Thái cũng không chạy theo những chiêu khuyến mại "sốc" mà thu hút khách hàng bằng chất lượng.

[caption id="attachment_33472" align="aligncenter" width="500"]hang-thai-3775-1421668048 Hàng tiêu dùng Thái Lan ngày càng hiện diện nhiều trên thị trường.[/caption]

"Khách hàng sử dụng đồ Thái Lan chủ yếu là nhân viên văn phòng, công chức có mức thu nhập trung bình khá. Ban đầu, khách hàng đến với hàng Thái Lan có thể thắc mắc về giá cả, nhưng khi đã mua về sử dụng họ sẽ quay lại vì chất lượng tốt hơn các mặt hàng cùng chủng loại", anh Thanh - chủ một cửa hàng bán đồ nhựa Thái Lan cho biết.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, đồ điện gia dụng và linh kiện Thái Lan chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, gấp đôi con số từ Trung Quốc và cao hơn 4 lần hàng hóa có xuất xứ từ Malaysia.

Đại diện đại lý mỹ phẩm Lanna tại Việt Nam cho hay trong một năm rưỡi khi làm đại lý cho hãng, trong 10 sản phẩm nhập về, nếu chỉ bán được 3 món hàng thì phía Thái Lan sẽ cho phép đổi 7 sản phẩm còn lại sang những mặt hàng khác, bán chạy hơn. "Điều này sẽ giảm sự thiệt hại cho các đại lý khi lấy hàng về nhưng không bán được do không hợp thị hiếu. Những cá nhân muốn mở đại lý bán hàng Thái Lan cũng có kênh riêng để tiếp cận với chính sách chiết khấu, thanh toán hấp dẫn”.

Không chỉ tràn vào Việt Nam thông qua đường chính ngạch, hàng Thái sang Việt Nam còn thông qua kênh tiêu ngạch hay đường xách tay, đặc biệt là quần áo, mỹ phẩm. Chị Trang (Định Công, Hà Nội) - chủ một shop bán quần áo cho biết một năm chị sang Thái Lan không dưới 5 lần bởi có rất nhiều đợt giảm giá, các thương hiệu quốc tế cũng đa dạng. "Quần áo Thái Lan đang là một trong những mặt hàng được ưa chuộng hơn cả nhờ chất liệu đẹp và giá cả hợp túi tiền”.

Nhiều chủ hàng khác cũng chia sẻ ban đầu tiếp cận với hàng Thái chủ yếu qua những chuyến du lịch. Bởi, không ai khi ra nước ngoài không mua sắm. Người Thái dịch vụ, quảng cáo rất tốt nên việc mua hàng ở xứ sở chùa tháp này rất dễ dàng với giá cả phải chăng. Do đó, chuyện du khách tranh thủ khuân vài món hàng về nước không hiếm. Những sản phẩm này về nhà được chia cho họ hàng, còn thừa thì đem bán. Dần dần, thấy những đồ đạc này được ưa thích, nhiều người đã chuyển sang buôn hàng về nước bán.

Nắm nhiều ngành thiết yếu

Cuối tháng 7 vừa qua, Tập đoàn SCG Thái Lan công bố thông tin công ty thành viên của tập đoàn là Công ty bao bì nhựa TC đã mua lại thành công 80% cổ phần (CP) Công ty CP bao bì Tín Thành (Batico), và cho biết SCG đang “tích cực mở rộng sản xuất ngành bao bì và củng cố vị trí hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp bao bì tại thị trường Đông Nam Á”.

Ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Vietnam Capital Partners cho biết: “Người Thái đang rất nhiều tiền và việc tìm kiếm chiếm lĩnh thị trường bên ngoài đẻ tăng sức mạnh trong nước lẫn thị trường Quốc tế là chiến lược đã được các đại gia này quán triệt từ 5 – 10 năm trước”. Ông cũng dự báo “người khồng lồ” đến từ Thái Lan vẫn đang miệt mài tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư sang Việt Nam qua nhiều thương vụ mua bán sáp nhập sắp tới.

Thị trường nhựa các loại tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn, trị giá hàng trăm triệu USD và các doanh nghiệp Thái đã bộc lộ rõ tham vọng chi phối  thị trường này qua việc mua lại hàng loạt công ty. Tổng cộng SCG đã đầu tư vào 7 doang nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nhựa với số tiền ước tính hơn 4 tỉ baht (khoảng 121 triệu USD). Tập đoàn này cũng từng “gây bão” trên thị trường vật liệu xây dựng khi thực hiện thành công thương vụ mua lại 85% CP của Công ty CP Prime với giá 240 triệu USD.

Trong ngành thức ăn chăn nuôi, hiện C.P (Thái Lan) có 8 nhà máy, gồm 4 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc gia cầm, 3 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản và 1 nhà máy sấy ngô. Với “cơ ngơi” như vậy, không lạ khi C.P hiện đang là đại gia số 1 “oanh tạc” thị trường thức ăn chăn nuôi tại VN.

Đến nay, đa phần các dự án đầu tư tại Việt Nam, kể cả trực tiếp và gián tiếp, các doanh nghiệp Thái Lan đã bắt đầu hoặc đang trong quá trình chi phối từ kinh doanh vật liệu xây dựng, nhựa, bao bì, thức ăn chăn nuôi, chế biến gia cầm đến các chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Âm thầm thâu tóm thị trường

Tích tiểu thành đại, người Thái đứng trước cơ hội giành miếng bánh to hơn tại thị trường Việt Nam, vốn được xếp trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất châu Á. Từ việc chỉ xuất hiện cùng kệ với vô vàn sản phẩm từ các quốc gia khác đến khi có các cửa hàng chuyên bán đồ Thái, Thái Lan đã có hẳn những siêu thị, trung tâm thương mại của chính họ trên đất Việt Nam.

[caption id="attachment_33473" align="aligncenter" width="500"]robin-1265-1421224814 Chỉ trong 1 năm, tập đoàn Central Group của Thái Lan đã mở 2 trung tâm thương mại lớn ở TP HCM, Hà Nội và tiếp tục mua 49% cổ phần của Nguyễn Kim.[/caption]

Điều đáng nói là đằng sau sự bành trướng của đại gia Thái cũng đồng nghĩa với sự gục ngã của không ít đại gia Việt và không ít ngành sản xuất bị thâu tóm.

Mới đây, sự kiện Công ty đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT - đơn vị sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với chuỗi bán lẻ điện máy nổi tiếng Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho DN Thái Lan khiến thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam rúng động. Đến nay, nhiều người vẫn không tin một doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ như Nguyễn Kim lại chấp nhận bán đi một nửa cho nước ngoài. Rất nhiều trường hợp âm thầm thâu tóm khác khiến đối phương ngã ngửa vào phút chót.

Một chuyên gia tư vấn đầu tư, phụ trách vùng châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn tư vấn đầu tư Robenny (Canada) nhận định: Các ông chủ tập đoàn tài chính Thái đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường hơn 90 triệu dân Việt và đó là mục tiêu thôi thúc họ sớm nhảy vào VN để chiếm lĩnh một số ngành hàng “khóa” của thị trường này.

Ông Đỗ Hòa, chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp nhận định không chỉ với lĩnh vực tiêu dùng mà các lĩnh vực sản xuất lớn như: nguyên vật liệu xây dựng, năng lượng, phân phối... người Thái với tài lực mạnh, quyết tâm chi phối thị trường VN, họ rất dễ thành công. Chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam rất khó đỡ và lâu dần trên bản đồ sản xuất của Việt Nam sẽ khuyết dần một số ngành hàng chủ lực và mất hẳn thị trường. Điều này mới là mối nguy hiểm về lâu dài.

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội nhận định với việc các rào cản thị trường dần bị dỡ bỏ hoàn toàn, chuyện các ông chủ Thái Lan bành trướng tại Việt Nam là điều dễ hiểu. Ông cũng thừa nhận điểm mạnh của đối thủ nằm ở chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành lại không quá cao, đáp ứng nhu cầu của người dân ở thành thị đang "hoang mang" bởi các thông tin về độ an toàn của sản phẩm.

Tuy nhiên, vị này đặc biệt nhấn mạnh doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng nâng cao năng lực để đối phó với hàng ngoại, đặc biệt là thực phẩm. "Cuộc chiến khốc liệt nhất phải là ở lĩnh vực thực phẩm, Việt Nam không thể để kênh này rơi vào tay nước ngoài, trong đó có người Thái", ông Phú nhấn mạnh.

Thanh Tân

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp