Ông Trương Gia Bình: Thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM đi “ngược dòng” chủ trương Chính phủ

Thứ ba, 05/04/2022 17:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cái thủ tục hành chính đã có văn bản khẩn, gửi Thủ tướng Chính phủ về một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng, cảng biển tại TP.HCM.

Hàng loạt bất cập về việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM

Được biết, Đề án Đề án thu phí hạ tầng cảng biển đã được HĐND TP.HCM thông qua vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch nên quá trình thu phí bị trì hoãn ngắn cho tới 1/4/2022 bắt đầu được triển khai trở lại.

Sau khi có quyết định thu phí, hàng loạt doanh nghiệp, hiệp hội, bao gồm cả khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đã có phản ánh tới UBND TP.HCM, cùng các địa phương giáp ranh về một số bất cập.

ong truong gia binh thu phi su dung ha tang cang bien tai tphcm di nguoc dong chu truong chinh phu hinh 1

Ông Trương Gia Bình: Thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM đi “ngược dòng” với chủ trương của Chính phủ

Cụ thể, mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM là cao và thời điểm thu phí không phù hợp làm tăng thêm gánh nặng, giảm tính cạnh tranh và khả năng phục hồi của doanh nghiệp ngay sau đại dịch.

Bên cạnh đó, thu phí không đúng đối tượng đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, qua đó cản trở sự phát triển vận tải đường thủy nội địa, làm mất nguồn thu từ hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập tái xuất và không đúng với quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, mức thu chênh lệch giữa việc mở tờ khai thông quan tại TP.HCM và mở tờ khai tại các tỉnh lân cận là không phù hợp với pháp luật về Hải quan, tạo sự phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận, khiến doanh nghiệp các tỉnh lân cận vì bài toán chi phí có xu hướng đổ dồn về TP.HCM để mở tờ khai, gây ách tắc, quá tải trong khâu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng của TP.HCM. 

Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban IV cho biết: “Với khối lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu đi qua các cảng trên địa bàn TP.HCM như hiện nay, số lượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và hệ lụy từ quyết định này là đặc biệt lớn”.

“Ngược dòng” với chủ trương của Chính phủ

Căn cứ các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội, thông qua trao đổi thảo luận với chuyên gia kinh tế và chuyên gia trong lĩnh vực thương mại, Ban IV đánh giá, các bất cập nêu trên đã và đang tạo ra một số hệ lụy không nhỏ, vừa ảnh hưởng tới hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp vừa tác động tiêu cực tới một số mục tiêu của nền kinh tế và các mặt chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cũng như khâu thực thi pháp luật trong hệ thống các cơ quan hành pháp.

Thứ nhất, việc TP.HCM gia tăng một gánh nặng chi phí mới cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa bối cảnh chi phí logistics đã tăng quá cao trong thời gian qua thể hiện sự “ngược dòng” với chủ trương của Chính phủ về thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau đại dịch. 

Trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm, nỗ lực và yêu cầu đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp để tạo đà cho phục hồi doanh nghiệp và nền kinh tế, quyết định của một địa phương như vậy có thể làm giảm rất nhiều niềm tin của các nhà đầu tư, đồng thời tạo ra hệ lụy là tăng chi phí logistics, đội giá thành sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn hơn trong việc cạnh tranh, phục hồi và làm giảm sức hút của môi trường đầu tư trong nước.

Thứ hai, việc quy định mức thu phí chênh lệch giữa việc mở tờ khai tại TP. HCM và ngoài TP. HCM là không phù hợp Luật Phí, Lệ phí và Luật Hải quan hiện hành, tạo sự phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận.

Việc thu phí cũng gây xáo trộn trong công tác quản lý của chính quyền và hệ thống cơ quan hải quan các tỉnh giáp TP.HCM với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn trước xu hướng “dịch chuyển” sau biện pháp kĩ thuật của TP.HCM về phân biệt mức phí. 

Thứ ba, việc có quy định không chính xác về một số đối tượng thu phí như phản ánh của một số hiệp hội cũng không phù hợp với pháp luật về Phí, lệ phí hiện hành và ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp vào chính sách, pháp luật của nhà nước. 

Đồng thời, với 1 số lĩnh vực đang cần đặc biệt thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển như lĩnh vực thủy nội địa để giảm tải gánh nặng cho các hạ tầng khác, sẽ không đạt mục tiêu và chủ trương chung của quốc gia.

Từ thực tiễn nêu trên, ông Trương Gia Bình đề xuất Thủ tướng Chính  phủ xem xét, chỉ đạo UBND TP. HCM nghiên cứu, thực hiện khẩn trương một số vấn đề bất cập.

Một là, bài toán lợi ích của địa phương phải được cân nhắc sau bài toán chung  của quốc gia, theo đó, doanh nghiệp, hiệp hội đề nghị dừng việc thu phí hạ tầng cảng  biển tại TP.HCM để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát  triển. 

Hai là, trường hợp khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, doanh  nghiệp cũng đã cơ bản phục hồi, nếu có xem xét triển khai thu phí thì mức phí được  ban hành phải tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Phí, Lệ phí và Luật Hải quan.

Thu trên cơ sở minh bạch nguồn đầu tư trước đó, thu để bù đắp một phần đầu tư thay  vì thu để đầu tư xây dựng các hạ tầng khác của Thành phố, thu công bằng giữa các chủ thể sử dụng hạ tầng thay vì phân biệt như hiện nay theo địa điểm mở tờ khai  thông quan.

Ba là, không thu phí đối với những đối tượng không đúng theo quy định của  Luật và các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Cụ thể, không thu phí sử dụng  hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy  sử dụng đường thủy nội địa; Không thu phí Cơ sở hạ tầng cảng biển đối với hàng  trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô