Phá cỗ, trông trăng mùa Trung thu online

Thứ hai, 20/09/2021 15:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tết Trung thu năm nay cận kề nhưng do dịch bệnh, nhiều địa phương, đơn vị chuyển sang tổ chức Trung thu cho các em nhỏ bằng hình thức trực tuyến.

Một Trung thu đặc biệt

Vào lúc 20 giờ tối 21/9, sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật online đặc biệt mang tên “Trung thu cho em” tại 3 điểm cầu Nhà hát múa rối Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Múa rối Thăng Long.

pha co trong trang mua trung thu online hinh 1

Chương trình "Đêm hội trăng rằm" với những tiết mục đặc sắc sẽ diễn ra vào tối 20/9/2021

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình giao lưu nghệ thuật trực tuyến với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức.

Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, chương trình sẽ được livestream trên kênh YouTube Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Fanpage Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Facebook các nghệ sỹ tham gia chương trình.

Được biết, trong chương trình nghệ thuật đặc biệt dành tặng các em nhỏ mùa Trung thu năm nay, Nhà hát Múa rối Việt Nam sẽ mang đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc như: Rước đèn dưới trăng thu, Đơn ca Thỏ ngọc: Rock Vầng trăng (có chú Cuội, Hằng Nga và múa rối rước đèn phụ họa), Trăng soi bóng trúc đêm rằm. Liên đoàn Xiếc Việt Nam trình diễn xiếc dê và hề ảo thuật. Nhà hát Múa Rối Thăng Long với các tiết mục: Chị Hằng lên cung trăng, Trống cơm, múa sư tử, rước đèn ông sao, nhảy hiphop và vũ điệu rửa tay…

Trước đó, tối 20/9, Thành đoàn - Hội đồng đội TP. Hà Nội, Cung Thiếu nhi Hà Nội chủ trì, phối hợp với 7 tỉnh và 3 trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi trên cả nước tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm - Lồng đèn thắp sáng ước mơ”.

Chương trình này có tham gia của nhiều ca sỹ, diễn viên nổi tiếng với các tiết mục đặc sắc vùng miền: Múa lân - sư - rồng; liên khúc Trung thu, liên khúc rước đèn…; Cuộc thi “Đại sứ cung trăng”….

Chương trình này sẽ được phát trực tiếp trên Fanpage của Trung ương Đoàn, Hội đồng đội Trung ương, Hội đồng Đội TP Hà Nội và Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Tại TP. HCM, Trung thu năm nay các địa phương không tổ chức "Đêm trăng rằm" như hằng năm mà thay vào đó là các hoạt động thiết thực chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh…

Tuy vậy, những chương trình thăm hỏi, tặng quà như lồng đèn, bánh Trung thu, sách vở... cho trẻ em tại các "vùng xanh", vùng an toàn không có dịch vẫn diễn ra để các em cảm nhận được không khí Tết Trung thu.

Ngoài các chương trình lớn do các đơn vị, cơ quan Trung ương tổ chức, nhiều trường học trên cả nước cũng có kế hoạch sẽ tổ chức Lễ hội trăng rằm trực tuyến với nội dung phong phú, sáng tạo, mang lại cảm giác an bình, ấm áp, sẻ chia cho các em.

Hiện nhiều trang facebook chính thức của các trường học đã đổi hình nền về Đêm hội trăng rằm và những thông tin về ngày hội để truyền cảm xúc, tinh thần hào hứng cho học sinh.

Nội dung các chương trình Trung thu cũng mang nhiều màu sắc riêng biệt, đặc trưng của từng trường như: Thi ảnh, vẽ tranh, kể chuyện, thuyết trình, trang trí… Tất cả sẽ mang đến một Trung thu online đầu tiên đầy trải nghiệm, yêu thương, gắn kết và đề cao yếu tố an toàn phòng chống dịch bệnh cho học sinh.

Cùng với các hoạt động thiết thực hướng tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ở mỗi địa phương, tổ dân phố hay các trường học, gia đình đều có những cách tổ chức Trung thu riêng, phù hợp với thực tiễn.

Tại nhiều khu chung cư, cư dân cũng nghĩ ra những kế hoạch đón Trung thu theo cách đặc biệt. Ban quản lý một số tòa nhà chung cư phát cho gia đình cư dân lồng đèn để mọi người tự lắp ráp. Đêm rằm, cả chung cư sẽ cùng bật nhạc, cùng hát vang những ca khúc quen thuộc. Một số gia đình lên kế hoạch cả nhà cùng ra ban công để hát mừng Quốc khánh hay cổ vũ các y bác sĩ tuyến đầu...

Vững tin vượt qua đại dịch Covid-19

Tết Trung thu là nét văn hóa cổ truyền của người Việt Nam và đặc biệt có ý nghĩa với các em thiếu niên, nhi đồng. Mặc dù dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp, những chương trình vui Trung thu online vẫn hứa hẹn mang lại niềm vui và nụ cười cho các em thiếu nhi, để các em vẫn có thể “rước đèn, phá cỗ”; để ký ức tuổi thơ của các em vẫn tràn ngập hình ảnh về chiếc lồng đèn ông sao, về sự tích cây đa, về chú Cuội, chị Hằng... qua đó góp phần giải tỏa tâm lý, nâng cao đời sống tinh thần cho các em nhỏ.

Những hoạt động vui Trung thu online cũng góp thêm món ăn tinh thần đến các bậc cha mẹ, đến tất cả khán giả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Từ đó, khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cùng nhau vững tin vượt qua đại dịch; khơi dậy ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, sự sáng tạo của các nghệ sỹ để sáng tác các tác phẩm mới về đề tài phòng, chống Covid-19, lan tỏa trong cộng đồng những thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Dù dịch bệnh khiến cho cuộc sống của mỗi người khó khăn hơn nhưng Tết Trung thu vẫn được nhiều người quan tâm; trẻ em vẫn háo hức, mong chờ. Dẫu mâm cỗ không được đủ đầy như mọi năm, trẻ không được xem múa lân, đi rước đèn, phá cỗ cùng bạn bè... nhưng dịch bệnh chắc chắn không thể cản ngăn ước nguyện sum vầy, cùng nhau đón một mùa Trung thu đoàn viên. Và mùa Trung thu online năm nay chắc chắn sẽ là một ký ức khó phai đối với các em nhỏ.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa
Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

(CLO) Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thể hiện những nét giao thoa độc đáo giữa hai nền văn hóa Chăm - Việt.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

(CLO) Tối 1/5, UBND huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ thành phố Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”.

Đời sống văn hóa