Phải linh hoạt mở ngành nghề mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập

Thứ sáu, 23/12/2022 17:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tỷ lệ tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp chưa như mong muốn một phần là vì các trường chưa theo kịp dòng chảy công nghệ. Vì thế, để thu hút người học, các trường cần mạnh dạn bỏ các ngành nghề lạc hậu và mở ngành nghề mới tiệm cận với khu vực, thế giới.

Vì sao chưa theo kịp?

Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp những năm gần đây đã cải thiện đáng kể, người học chủ động học nghề cũng tăng theo từng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tuyển sinh lại chưa đồng đều ở các trường.

Ghi nhận tại nhiều trường nghề, đến thời điểm này chỉ một số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch năm, còn phần lớn dừng lại ở 50-70% chỉ tiêu đề ra. Trong số đó, phần lớn nguồn tuyển của các trường đến từ học sinh sau THCS. Các nhóm ngành nghề có tỷ lệ tuyển sinh khá cao là cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật ô tô, cơ khí (hàn, tiện...). Các nhóm ngành nghề giảm người học trong những năm gần đây gồm kế toán - ngân hàng, nhà hàng - khách sạn, công tác xã hội...

phai linh hoat mo nganh nghe moi de dap ung yeu cau hoi nhap hinh 1

Ảnh minh họa

Mặc dù trước đó, tại hội nghị ‘Công tác tuyển sinh năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022’, do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức, TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết dù gặp khó khăn về dịch bệnh nhưng các địa phương, các trường đã đổi mới phương thức tuyển sinh và đào tạo nhằm thu hút học sinh sinh viên học nghề.   

Theo số liệu báo cáo tổng hợp, tính đến đầu tháng 6/2022, cả nước đã tuyển sinh được hơn 920 nghìn người (đạt khoảng 48% so với kế hoạch năm và tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp được hơn 70 nghìn người, đạt khoảng 14% kế hoạch; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác khoảng 850 nghìn người, đạt khoảng 55% kế hoạch.

Để bảo đảm công tác tổ chức đào tạo, các trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo, đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến (online) đối với các nội dung, môn học, mô đun phù hợp.

Theo báo cáo, đã có trên 60% số trường trung cấp, cao đẳng áp dụng một hoặc nhiều hình thức giảng dạy trực tuyến vào các nội dung đào tạo phù hợp trong chương trình.

Tuy nhiên, công tác tuyển sinh vẫn tiếp tục gặp phải những khó khăn nhất định. Nếu như tuyển sinh đại học dễ dàng với quy mô và số lượng lớn (luôn chiếm khoảng 50% số lượng học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm), phương thức tuyển sinh ngày càng đa dạng với ngưỡng đầu vào thấp, đặc biệt có những trường đại học chỉ lấy điểm đầu vào rất thấp chỉ tương đương đầu vào cao đẳng đã thu hút một lượng lớn người học vào học đại học.

Các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp FDI) tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo với số lượng lớn, cả với đối tượng tốt nghiệp THCS với mức lương hấp dẫn và nhiều chính sách đãi ngộ phù hợp cùng với bối cảnh khó khăn về kinh tế của người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh đã thu hút một lực lượng lớn người trẻ sau khi rời ghế nhà trường phổ thông sẵn sàng và mong muốn tham gia ngay vào thị trường lao động mà không cần qua đào tạo.

Thêm vào đó, có một thực tế là, hiện nay một số trường vẫn chưa mạnh dạn “xóa sổ” các ngành nghề không còn phù hợp với xu hướng mới và vẫn duy trì đào tạo cái mình có. Ông Nguyễn Văn Tiến (Phó Giám đốc Công ty TNHH Cơ điện Đông Nam) cho rằng: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh, đồng thời chuyển đổi số đã len lỏi sâu vào tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy việc mở các ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp là cần thiết và có tính quyết định đến sự tồn tại của trường nghề trong bối cảnh tuyển sinh khó khăn hiện nay. Ở một số ngành nghề, nếu không cập nhật, bổ sung, nâng cấp chương trình đào tạo chắc chắn sẽ lạc hậu. Điều này dẫn đến việc đào tạo ra đội ngũ lao động thiếu cả chất và lượng, gây lãng phí và xa hơn là không có nguồn nhân lực xứng tầm”,

Thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới

Trước xu hướng chung về sự thay đổi công nghệ và chuyển đổi số trong doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng đề nghị các trường nghề cần nhanh chóng thích ứng, linh hoạt mở thêm ngành nghề mới cũng như mạnh dạn bỏ các ngành nghề cũ không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh chưa đạt trong nhiều năm. Các ngành nghề mới mở ra phải có sự tham vấn từ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cũng yêu cầu các trường nghề đẩy mạnh hơn nữa trong hợp tác với doanh nghiệp. Sự hợp tác này không dừng lại ở các nội dung lâu nay đã làm như thực hành, thực tập cho nhà giáo, người học mà còn mở rộng các nội dung mới, chuyên sâu hơn. Cụ thể là xây dựng chương trình đào tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và trao đổi chuyên gia, đứng lớp trực tiếp. Theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, đây là mô hình mà một số quốc gia phát triển mạnh về giáo dục nghề nghiệp đã áp dụng như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản... Việc trao đổi chuyên gia đến doanh nghiệp sẽ tạo ra những thế hệ đội ngũ nguồn, là lực lượng có vai trò dẫn dắt, kiến tạo doanh nghiệp trong tương lai.

Theo phân tích của các chuyên gia, công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp nhìn chung còn khó khăn ở một số trường, bên cạnh nguyên nhân khách quan còn do nguyên nhân chủ quan, cụ thể là ngại thay đổi.

 Ông Phạm Vũ Quốc Bình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, xu hướng công nghệ thay đổi cấu trúc nghề nghiệp, kéo theo hàng loạt ngành nghề mới ra đời. Tuy nhiên, một số nơi chưa thay đổi để thích ứng bối cảnh mới. Cập nhật công nghệ trong đào tạo, xây dựng chương trình là cần thiết, xuyên suốt song chưa đủ mà phải mở ngành nghề mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt

Vưà qua, Văn phòng Chính phủ đã phát đi Thông báo số 269/TB-VPCP ngày 30/8/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập".

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ, tính kỷ luật, kỷ cương,…đáp ứng hội nhập với thị trường lao động thế giới.

Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo hướng đẩy mạnh phân luồng và bảo đảm quyền lợi của học sinh vừa được học nghề, vừa được học văn hóa ngay tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với con em công nhân lao động.

Đồng thời, rà soát, đánh giá sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, đề xuất mô hình liên kết vùng, xây dựng các trung tâm đào tạo vùng, trung tâm đào tạo quốc gia theo vùng kinh tế trọng điểm.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp…

Minh Minh

Bình Luận

Tin khác

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục
Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

(CLO) Theo dự thảo của Luật Nhà giáo, việc tuyển dụng giáo viên nếu tới đây luật được thông qua sẽ do các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục quyết định.

Giáo dục
Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

(CLO) Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa tuyển 555 học sinh lớp 6 và lớp 10 từ năm học 2024-2025. Đây là trường được thành lập trên cơ sở tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

Giáo dục