Sau một tháng thực hiện bình thường mới:

Phải mạnh mẽ hơn nữa trong mở cửa, hội nhập quốc tế

Thứ năm, 18/11/2021 10:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành đến nay đã được hơn 1 tháng. Để nhìn lại quá trình NQ này đi vào thực tiễn, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bảo - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Nhiều tín hiệu tích cực

+ Thưa ông, đã hơn 1 tháng qua, nước ta thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, qua theo dõi tình hình thực tiễn, ông có thể đánh giá gì về chủ trương trên ?

- Chủ trương bình thường mới là chủ trương lớn của Chính phủ và phù hợp với xu hướng của thế giới. Đại dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu, xu thế chung của các nước hiện nay là chống dịch theo phương án mới. Tức mở cửa nền kinh tế, sống chung với đại dịch, sử dụng tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 và thuốc để hạn chế sự nguy hiểm của dịch bệnh.

phai manh me hon nua trong mo cua hoi nhap quoc te hinh 1

Ông Nguyễn Ngọc Bảo - nguyên Ðại biểu Quốc hội khóa XIII.

Đối với Việt Nam, chủ trương chuyển trạng thái thích ứng, sống chung với dịch là một chủ trương rất đúng đắn. Quá trình thực hiện một tháng qua còn một số tỉnh vẫn áp dụng các biện pháp rất quyết liệt. Điều này xuất phát từ tâm lý e ngại, sợ sệt. Nhưng theo tôi, đã chấp nhận sống chung với dịch theo phương án mới thì người dân, doanh nghiệp, chính quyền không được hoảng loạn khi có dịch. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải làm sao tiêm phủ vắc-xin càng sớm càng tốt và tiêm mũi tăng cường để bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người dân.

Bây giờ kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng, trong khi các nước trong khu vực đã phòng dịch theo phương án mới rồi nên không có lựa chọn nào khác là phải hội nhập, hòa nhập với thế giới.

+ Như ông nói, sống chung với dịch là xu hướng tất yếu, vậy theo ông cần làm gì để sống chung an toàn vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Nhiều người lo lắng về việc số ca nhiễm COVID-19 đang tăng lên ở một số địa phương, ông đánh giá thế nào về việc trên?

- Tôi cho rằng, doanh nghiệp và người dân cần thực hiện nghiêm túc phương án 5K. Do tiêm phòng nhưng vẫn bị lây nhiễm nên việc tuân thủ nghiêm nguyên tắc phòng dịch 5K là rất quan trọng. Đối với chính quyền khi có dịch xảy ra phải hết sức bình tĩnh trong vấn đề cách ly, dập dịch. Đặc biệt không được “ngăn sông cấm chợ” như ngày xưa, cũng không thể dừng tất cả hoạt động nhất là giao thương giữa các địa phương. Nếu như vậy thì việc khôi phục kinh tế sẽ không đạt yêu cầu.

Việc chấp nhận sống chung với dịch đương nhiên số người nhiễm COVID-19 sẽ tăng và tôi cho rằng việc này hết sức bình thường và nằm trong tính toán. Hiện nay như Thủ đô Hà Nội số người tiêm 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19 đã đạt trên 60%, tiêm 1 mũi đạt trên 90%. Nếu dịch xảy ra cũng không quá nguy hiểm. Các chuyên gia quốc tế cũng thông báo khi đã tiêm mũi 2 rồi bị nhiễm thì mức độ dịch sẽ không quá nguy hiểm như khi chưa có vắc-xin.

Phương án chống dịch như hiện nay đang đúng hướng. Cần thiết phải làm cho người dân đều hiểu và tự tin sống chung với dịch một cách an toàn. Trong đó, mọi người luôn đề cao ý thức cảnh giác, luôn luôn đề phòng, tuân thủ để hạn chế bớt dịch lây lan. Hiện nay, một số người dân có hiện tượng chủ quan nếu tất cả đều có ý thức phòng ngừa thì sẽ hạn chế được rất nhiều nhưng chủ quan sẽ khiến dịch bệnh tăng lên và ảnh hưởng đến tâm lý.

Tuy nhiên, người dân cần tin vào các biện pháp Chính phủ. Bởi qua một tháng nay cho thấy các biện pháp trên đang đúng. Nhìn rộng ra thế giới, khu vực nếu chúng ta không thích ứng thì sẽ bị tụt hậu về kinh tế.

phai manh me hon nua trong mo cua hoi nhap quoc te hinh 2

Cần mạnh mẽ mở cửa đón khách du lịch, không nên để trì trệ kéo dài.

Nới lỏng hơn nữa trong giao thương, hội nhập kinh tế

+ Trong việc khôi phục kinh tế hiện nay, theo ông đâu là những điểm nghẽn cần khắc phục?

- Có nhiều vấn đề, trong đó điều dễ nhận thấy nhất là việc người dân, người lao động về quê. Vấn đề thiếu lao động là bài toán nhiều doanh nghiệp đang gặp khó. Tuy nhiên, muốn có đủ lao động thì doanh nghiệp cần có cam kết và phải có trách nhiệm hơn với người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm với người lao động thì họ sẽ ủng hộ, tin tưởng quay lại làm việc.

Còn các khó khăn khác thì phải phục hồi dần dần. Sẽ rất khó để bình thường ngay được mà cần thời gian. Mọi khó khăn sẽ được tháo gỡ dần, chúng ta phải nhìn xu thế chung của thế giới, diễn biến dịch và lắng nghe khuyến cáo tổ chức Y tế thế giới để có phương án phù hợp. Lúc này không thể “đóng băng”, cố thủ mà phải chấp nhận hòa nhịp với cuộc sống mới. Trong du lịch cũng cần mạnh mẽ mở cửa đón khách. Không thể nào khách du lịch đến đòi hỏi phải cách ly 5 ngày hay 7 ngày. Vì phương án đó sẽ không khả thi. Ngay cả các tỉnh với nhau, muốn đi du lịch mà đi về phải cách ly thì không ai đi.

Chúng ta tiến tới phải coi bệnh này là bệnh bình thường, phải nghĩ đơn giản đi. Khi đã tiêm phòng rồi, có thuốc điều trị thì diễn biến dịch sẽ không đến mức phức tạp. Do đó, ta cương quyết phải mở cửa kinh tế, tất cả doanh nghiệp, người dân đều phải quay lại hoạt động sản xuất. Đến giờ phút này không còn biện pháp nào khác là mở cửa.

Ngay cả việc trẻ em đi học cũng phải sớm tổ chức trở lại. Khai giảng đã quá lâu chưa được đến trường, chất lượng dạy trực tuyến làm sao bằng được học trực tiếp. Nếu để lâu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và tâm lý tinh thần của học sinh.

+ Theo ông, phương án sống chung với dịch tới đây sẽ như thế nào và có cần thiết nới lỏng thêm nữa hay không?

- Trong bối cảnh hiện nay chắc chắn không thể nào chống dịch như trước, không có chuyện “ở nhà là yêu nước”. Thế giới hiện nay người ta cũng không chấp nhận điều ấy.

Hiện nay vẫn có thực trạng nhiều nơi chống dịch cực đoan, dè chừng. Do đó, chúng ta phải nhìn nhận, nghiêm khắc với việc cát cứ. Sẽ không chấp nhận một gia đình bị dịch thì phong tỏa cả khu phố. Chống dịch hiện nay phải khoanh vùng diện hẹp nhất có thể. Chúng ta phải hiểu để phát triển kinh tế thì không có cách nào khác là mở cửa, nới lỏng mọi hoạt động. Trong du lịch cần mạnh dạn hơn nữa. Chúng ta phải mở nhanh, sớm kết nối giao thông giữa các địa phương từ máy bay, đường sắt đến đường bộ.

Tinh thần chống dịch là am hiểu, tự tin, hiểu rõ vấn đề không được nghe tin đồn, không được hoảng loạn. Dịch còn kéo dài nên chúng ta phải chấp nhận và biết cách chống, phòng làm sao có hiệu quả. Tôi cho rằng, cần thống nhất, mở rộng để đón khách quốc tế. Sớm chấp nhận hộ chiếu vắc-xin để tạo thuận lợi cho đi lại, du lịch, làm ăn, giao thương trong nước và quốc tế.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô