Phân loại rác tại nguồn: Từ quy định của Luật đến chuyển biến của địa phương

Thứ sáu, 05/04/2024 08:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc phân loại rác thải sẽ giúp rác có một vòng đời mới, tái sinh hữu ích cho cuộc sống con người, đồng thời, giảm gánh nặng lên môi trường. Rác sẽ thực sự trở thành tài nguyên.

Luật đã quy định rõ

Hiện nay, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt một ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh đang hàng ngày gây ô nhiễm cho môi trường đất, môi trường nước và không khí. Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Ngoài ra, trong số 30% được xử lý bằng phương pháp không chôn lấp thì cũng có đến 2/3 là được đốt tiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công, gây khói bụi ô nhiễm không khí.

Giải quyết bài toán từ rác thải, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra các quy định về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, Luật đã dành 6 điều quy định rõ ràng về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).

Theo điều 75 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khác. Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, Luật khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Chất thải thực phẩm không dùng làm phân bón phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. CTRSH khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH… Bao bì này là cơ sở quản lý việc phân loại và thông qua giá của bao bì để thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định, các cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH. Đồng thời, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đáng lưu ý, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Từ 1/1/2025, phân loại chất thải rắn sinh hoạt là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình. 

phan loai rac tai nguon tu quy dinh cua luat den chuyen bien cua dia phuong hinh 1

Người dân tích cực thực hiện phân loại rác thải tại nguồn

Địa phương tích cực chuyển biến

Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, đến nay, nhiều địa phương đã chủ động tuyên truyền, xây dựng các mô hình phân loại rác thải tại nguồn.

Theo thống kê của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, hiện nay đã có 16 tỉnh/thành phố ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, khoảng 30 địa phương bắt đầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Đơn cử như tại Hà Nội, người dân Phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, từng phân loại rác tại nguồn từ cách đây gần 20 năm nay, hiện tiếp tục quay trở lại thí điểm phân loại rác tại nguồn. Các hộ dân được hướng dẫn phân loại rác thành 2 loại: Rác tái chế bao gồm nilon, chai thủy tinh... được thu gom riêng, để tái chế... Rác còn lại, bao gồm cả hữu cơ, sau đó đưa ra điểm thu gom. Trong 3 năm qua, quận Hoàn Kiếm đã thu gom được 2.500 tấn rác tái chế. Việc phân loại rác mặc dù chưa triệt để nhưng đã mang lại sự chuyển biến lớn về môi trường.

Còn tại tỉnh Bình Dương, tỉnh đã đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương với đầy đủ công nghệ tái chế, đốt rác phát điện, làm phân compost. Hiện nay, lượng rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 2.300 tấn/ngày đều được thu gom toàn bộ về Khu liên hợp xử lý. Khu liên hợp có 4 dây chuyền công nghệ với tổng công suất xử lý là 2.520 tấn/ngày.

Hiện nay, một số địa phương vẫn đang thực hiện phân loại rác tại nguồn, tuy nhiên theo các chuyên gia môi trường để việc phân loại được hiệu quả, từ khâu thu gom, xử lý cần được đầu tư hơn nữa đặc biệt cơ sở hạ tầng và các nhà máy để xử lý cho từng loại rác.

Để thực thi quy định phân loại rác thải tại nguồn, TP. Hà Nội và nhiều đô thị sẽ triển khai nhiều biện pháp như: tuyên truyền, hướng dẫn, xây dựng các trạm trung chuyển, phương tiện, nhân lực thu gom, vận chuyển riêng biệt từng loại rác; và cách tính phí xử lý rác theo khối lượng hay theo thể tích cần có các quy định cụ thể.

Đồng hành cùng các địa phương trên lộ trình thực hiện phân loại rác tại nguồn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Văn bản số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023 hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Hướng dẫn này đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường gồm: (1) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (2) Chất thải thực phẩm; (3) Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Trong đó, Nhóm 1 là Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, bao gồm: Giấy thải; Nhựa thải; Kim loại thải; Thủy tinh thải; Vải, đồ da; Đồ gỗ; Cao su; Thiết bị điện, điện tử thải bỏ... Nhóm 2 là chất thải thực phẩm bao gồm: Thức ăn thừa; Thực phẩm hết hạn sử dụng; Các loại rau, củ, quả, trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn; Các sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản... Nhóm 3 là chất thải rắn sinh hoạt khác, gồm: Chất thải nguy hại; Chất thải cồng kềnh; Chất thải khác còn lại...

Sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành Bộ định mức kinh tế, kỹ thuật về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời sửa Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nội dung đưa thêm phương pháp định giá cho thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình để giúp địa phương làm cơ sở tính giá./.

Phạm Duy

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 14/5/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết 14/5/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 14/5/2024, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm mưa dông. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ C.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường phòng, chống đuối nước ở trẻ em

Nam Định: Tăng cường phòng, chống đuối nước ở trẻ em

(CLO) Để ngăn chặn, chủ động phòng, chống đuối nước ở trẻ em, tỉnh Nam Định vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống đuối nước trẻ em.

Đời sống
Bán cà phê giả không có cafein, một hộ gia đình tại An Giang đối mặt với án hình sự

Bán cà phê giả không có cafein, một hộ gia đình tại An Giang đối mặt với án hình sự

(CLO) Chiều 13/5, Đội 1, Cục Quản lý thị trường An Giang (QLTT) cho biết, đơn vị này này vừa hoàn tất thủ tục, chuyển hồ sơ vụ một hộ gia đình sản xuất cà phê giả, tại huyện An Phú sang cơ quan cảnh sát điều tra.

Đời sống
Ông Ngô Minh Hải được bầu làm Bí thư Thành Đoàn TP HCM

Ông Ngô Minh Hải được bầu làm Bí thư Thành Đoàn TP HCM

(CLO) Ông Ngô Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn đã được bầu làm Bí thư Thành Đoàn TP HCM nhiệm kỳ 2022-2027. Có 47/47 phiếu đồng ý bầu ông Hải vào vị trí này tại Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Thành Đoàn TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2022-2027 ngày 13/5.

Đời sống
Thái Bình: 1 nạn nhân đã tử vong vụ tai nạn xe bồn bêtông sập khi đang đổ mái nhà

Thái Bình: 1 nạn nhân đã tử vong vụ tai nạn xe bồn bêtông sập khi đang đổ mái nhà

(CLO) Sáng ngày 13/5, thông tin từ UBND phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình cho biết vụ tai nạn do xe bồn bêtông xảy ra vào tối ngày 12/5 đã có 1 nạn nhân tử vong, 1 người khác đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Đời sống