Pháp và Đức thúc giục Ukraine thực hiện Thỏa thuận Minsk để ngăn chặn xung đột

Thứ sáu, 18/02/2022 06:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà lãnh đạo của Pháp và Đức đang thúc giục Ukraine thực hiện Thỏa thuận hòa bình Minsk để ngăn chặn căng thẳng leo thang trong cuộc khủng hoảng giữa nước này với Nga.

Cơ hội cho hòa bình?

Được ký kết vào năm 2015, Thỏa thuận Minsk đã tạm thời làm giảm một cuộc chiến tàn khốc giữa chính phủ Ukraine và phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền đông đất nước.

phap va duc thuc giuc ukraine thuc hien thoa thuan minsk de ngan chan xung dot hinh 1

Hai nhà lãnh đạo Olaf Scholz (Đức) và Emmanuel Macron (Pháp). Ảnh: Getty

Theo các điều khoản này, Ukraine phải trao quyền tự trị rộng rãi cho các nước cộng hòa ly khai do phe ly khai kiểm soát là Donetsk và Luhansk. Tuy nhiên, Nga cũng phải rút các lực lượng ủy nhiệm của mình khỏi các khu vực đó.

Kiev từ lâu đã lập luận rằng họ không thể thực hiện thỏa thuận vì Nga đã không làm gì để tuân thủ phần thỏa thuận của mình. Chính phủ Ukraine nói việc kích hoạt nó ngay bây giờ sẽ trao cho các lực lượng được hậu thuẫn bởi Nga cơ hội gây ảnh hưởng tới chính sách đối nội và đối ngoại của họ. Kết quả là thỏa thuận Minsk không được Ukraine coi trọng.

Hôm thứ Tư vừa rồi, một số nguồn tin ngoại giao từ chính phủ Ukraine cho biết cả Tổng thống Nga Emmanuel Macron lẫn Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều cố gắng thúc giục Ukraine thể hiện sự tiến bộ trong việc tuân thủ Thỏa thuận Minsk, khi họ lần lượt công du đến Moscow và Kiev.

Nga không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ xóa các ảnh hưởng của mình khỏi Donetsk hoặc Luhansk. Trong 8 năm kể từ khi xung đột bắt đầu, Moscow đã cấp quyền công dân cho hơn 700.000 người ở vùng Donetsk và Luhansk, bao gồm cả các thủ lĩnh phe ly khai.

Trong một dấu hiệu cho thấy chính phủ Ukraine đang chịu áp lực bắt đầu phải thực hiện thỏa thuận mà không có sự rút lui của Nga, khi một quan chức hàng đầu cho biết rằng Kiev có thể xem xét đưa thỏa thuận này ra để bỏ phiếu trên toàn quốc.

Cụ thể, khi được hỏi liệu có thể tổ chức trưng cầu dân ý hay không, Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói "cho phép khả năng này nếu không còn lựa chọn hoặc công cụ nào khác".

Nga giữ vững lập trường

Phát biểu tại một hội nghị với ông Scholz, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhấn mạnh rằng hòa bình ở Ukraine sẽ chỉ có thể đạt được khi Kiev bắt đầu thực hiện các thỏa thuận Minsk.

phap va duc thuc giuc ukraine thuc hien thoa thuan minsk de ngan chan xung dot hinh 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong một cuộc gặp liên quan tới Thỏa thuận Minsk trước đây. Ảnh: AP

Dmitry Peskov, một phát ngôn viên của Điện Kremlin, hôm thứ Tư đã than thở rằng các quan chức Ukraine đã "gửi những tín hiệu trái chiều" về cam kết của họ đối với các thỏa thuận Minsk sau chuyến thăm của ông Macron và ông Scholz.

Quốc hội Nga hôm thứ Ba đã thông qua một dự luật kêu gọi Tổng thống Putin công nhận các tổ chức ly khai ở miền đông Ukraine, nhưng nhà lãnh đạo Nga cho biết rằng ông sẽ không làm như vậy ngay lập tức.

Khi được hỏi về điều này, ông Peskov cho biết hôm thứ Tư rằng việc công nhận Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập sẽ phá vỡ Thỏa thuận Minsk: “Tổng thống đã nói việc triển khai Minsk mới là quan trọng”.

Hoàng Anh

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h