Phát động Giải báo chí về đề tài chất độc da cam/dioxin lần thứ I

Thứ tư, 17/06/2020 08:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 16/6, tại Nghệ An, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức lễ phát động, hưởng ứng Giải báo chí viết về đề tài “Thảm họa da cam và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam” lần thứ I, năm 2020-2021, khu vực Bắc miền Trung.

Tiết mục văn nghệ tái hiện nỗi đau da cam.

Tiết mục văn nghệ tái hiện nỗi đau da cam.

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam khẳng định: “Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, nhưng hơn 3 triệu người dân Việt Nam vẫn mang di họa của cuộc chiến tranh. Chất độc da cam đã làm cho nhiều trẻ em sinh ra trong hòa bình bị dị dạng, dị tật. Nhiều người sống đời sống thực vật; chất độc da cam di truyền sang cả thế hệ thứ 3, thứ 4".

Thực tế đó là đề tài phong phú cho các nhà văn, nhà báo, các cộng tác viên khai thác, phản ánh. Thông qua đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiếp tục đồng hành chia sẻ, chung tay giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) nhiều hơn nữa.

Nội dung các tác phẩm báo chí dự thi phản ánh hậu quả thảm khốc của cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam, các vấn đề trong đời sống của nạn nhân; những tấm gương vượt khó vươn lên hòa nhập với cộng đồng; công tác hỗ trợ chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ nạn nhân chất độc da cam của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, các nhà hảo tâm; công tác củng cố, xây dựng Hội NNCĐDC/dioxin; việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân chất độc da cam; cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân.

Các thể loại và loại hình báo chí được xét trao thưởng gồm báo in, báo điện tử với các thể loại phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra. Các tác phẩm dự giải phải đảm bảo tính khách quan, chân thực, không hư cấu.

Đối tượng dự giải là các nhà báo chuyên hoặc không chuyên, cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; đội ngũ cán bộ các cấp các hội.

Các tác phẩm báo chí tham dự giải có dung lượng không quá 1.500 từ, được các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước sử dụng từ ngày 1/1/2020 đến 30/3/2021.

Thời gian nhận tác phẩm dự giải từ ngày 1/1/2021 đến 30/3/2021, tại địa chỉ: Tạp chí Da cam Việt Nam, số 35 đường Hồ Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội. Mỗi tác giả được gửi tối đa 3 tác phẩm.

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi gồm 58 giải, trong đó: 3 giải A, mỗi giải 15 triệu đồng; 5 giải B, mỗi giải 10 triệu đồng; 10 giải C, mỗi giải 5 triệu đồng; 40 giải Khuyến khích, mỗi giải 3 triệu đồng.

Tại lễ phát động, Công ty cổ phần Synot ASEAN (Nghệ An) đã trao phần quà cho 5 gia đình có NNCĐDC.

Tại lễ phát động, Công ty cổ phần Synot ASEAN (Nghệ An) đã trao phần quà cho 5 gia đình có NNCĐDC.

Kết quả Cuộc thi sẽ được công bố và trao thưởng vào dịp Kỷ niệm 60 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2021). Trong đó có giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc và bằng khen cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong chỉ đạo, triển khai tổ chức Cuộc thi.

Được biết, trước khi tổ chức lễ phát động tại 6 tỉnh khu vực Bắc miền Trung, cuộc thi đã được phát động tại Hà Nội vào ngày 26/5.

Đây là cuộc thi có ý nghĩa thiết thực, nhằm khẳng định vai trò vàtầm quan trọng của báo chí đối với việc tuyên truyền về thảm họa da cam do Mỹ gây ra cho dân tộc Việt Nam; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối vớinạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và công cuộc khắc phục hậu quả của chất độc hóa học; công tácchăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NNCĐDC.

Trần Phong

Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo