Phát hiện đạo sắc phong niên hiệu Cảnh Hưng năm 1784

Thứ ba, 22/05/2018 08:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một đạo sắc phong bằng văn tự Hán Nôm cổ, quý hiếm thời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44 (1784) vừa được phát hiện tại nhà thờ họ Phan Văn (ở thôn Trẫm Bàng, xã Đức Lập, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Báo Công luận

Sắc được con cháu dòng họ Phan giữ gìn, bảo quản cẩn thận trong hòm sắc được sơn son thếp vàng có niên đại gần 300 năm.

 

Đạo sắc phong có kích thước dài 2.1m, rộng 0.5m, được viết bằng chữ Hán cổ trên giấy dó với nét chữ mảnh, rõ và sắc nét, giấy màu vàng đậm, mặt trước trang trí họa tiết hoa văn hình rồng, chữ triện, chấm tròn màu trắng, xung quanh được viền bằng các họa tiết hình vạch kẻ song song liền nhau. 

Mặt trước sắc, ghi niên hiệu Vua ban có dấu triện đỏ hình vuông. 

Mặt sau trang trí các họa tiết hoa văn hình rồng, phượng được điểm xuyến các hình mây cách điệu… Sắc còn nguyên vẹn, được con cháu dòng họ Phan Văn thuộc thôn Trẫm Bàng, xã Đức Lập, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh lưu giữ.

Báo Công luận

Đạo sắc phong niên hiệu Cảnh Hưng năm 1784 được phát hiện

 

Qua tìm hiểu thì nội dung đạo sắc phong cổ là phong cho một danh tướng họ Phan là Phan Hằng, người ở xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Đức Lập, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), chỉ huy đội thủy binh trong lực lượng ưu binh bảo vệ Phủ Chúa, lập được công trạng nên được phong làm Thiên hộ phấn lực tướng quân dưới triều Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786). Sắc đề ngày 26/02/1784, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 14.

Việc phát hiện đạo sắc phong cổ nói trên giúp các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa tìm hiểu thêm về sự khác biệt các họa tiết hoa văn trang trí trên sắc phong cổ, sự thay đổi các địa danh hành chính làng xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dưới vương triều Lê, đồng thời là nguồn tư liệu văn tự Hán Nôm cổ có giá trị quý hiếm nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khai thác và lưu giữ bảo quản lâu dài.

Trần Phong

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa