Phát hiện một số vụ việc lợi dụng dịch bệnh, tăng giá bất hợp lý

Thứ hai, 19/07/2021 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), trong 3 ngày qua (16-18/7), lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý một số tổ chức cá nhân có dấu hiệu lợi dụng tình hình dịch bệnh, tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý.

Lợi dụng dịch bệnh để tăng giá hàng hóa 

Sau khi TP.HCM thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều chợ dân sinh đã phải đóng cửa nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh đại dịch Covid-19. Chỉ có số ít chợ dân sinh, đáp ứng được các tiêu chuẩn của Bộ Y tế, mới được phép hoạt động

Lợi dụng tình hình dịch bệnh căng thẳng, theo Tổng cục QLTT, một số tiểu thương, hộ kinh doanh tự phát đã tự ý tăng giá bất hợp lý các sản phẩm hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm.

Cửa hàng Bách hóa xanh tại Sóc Trăng bị xử phạt.

Cửa hàng Bách hóa xanh tại Sóc Trăng bị xử phạt.

Theo bản tin của Tổng cục Quản lý thị trường, ngày 16/7 ghi nhận: Tại TP.HCM, ghi nhận một số hộ dân bán rau, củ, trứng nhưng giá cao hơn thị trường rất nhiều. 

Ví dụ, trứng gà vịt được bán với giá 45.000 đồng/chục, cao hơn 70% so với giá siêu thị; giá dưa leo là 45.000 đồng/kg, bí đỏ là 30.000 đồng/kg; nhiều mặt hàng rau củ quả khác dao động 40.0000 - 45.000 đồng/kg, tăng từ 30% - 100% so với những ngày trước dịch.

Không chỉ TP.HCM, một số địa phương có dịch cũng xuất hiện tình trạng đầu cơ, bán hàng hóa giá cao. Trong đó, trứng và rau xanh là 2 mặt hàng dễ bị “thổi giá” nhất, hiện tại ghi nhận mức tăng 25% - 60%, tùy từng chủng loại, so với ngày 1/7/2021.

Trước hiện tượng tăng giá bất hợp lý tại các hộ kinh doanh, tiểu thương tự phát, người dân TP.HCM chỉ còn biết trông chờ vào nguồn hàng hóa tại các siêu thị, bách hóa uy tín. Bởi, các đơn vị này cam kết với Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ không tăng giá hàng hóa, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Thế nhưng, trong ngày 2 ngày 17/7 - 18/7, Tổng cục Quản lý thị trường đã tiến hành xử phạt 2 cửa hàng Bách hóa xanh về việc bán hàng không niêm yết giá và bán cao hơn giá niêm yết.

Cụ thể, ngày 17/7, Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng đã lập biên bản đối với cửa hàng Bách Hóa Xanh ở số 481 Trần Hưng Đạo, khóm 8, phường 3, TP Sóc Trăng về hành vi bán một số mặt hàng cao hơn so với giá niêm yết.

Cụ thể, sản phẩm cháo tươi thịt thăn, niêm yết 13.500 đồng/gói, bán ra 14.600 đồng/gói; sản phẩm cháo yến vị thịt bằm, niêm yết 9.800 đồng/gói, bán ra 10.300 đồng/gói; sản phẩm cháo tươi gà cà rốt, niêm yết 19.000 đồng/gói, bán ra 19.600 đồng/gói;....

Tương tự, ngày 18/7, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk đã phát hiện cửa hàng Bách Hóa Xanh, tại địa chỉ 259-261 Ngô Quyền, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột đã có hành vi bán hàng không niêm yết giá và bán cao hơn giá niêm yết.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng này bán hàng không niêm yết giá và bán giá cao hơn so với giá niêm yết.

Trước đó, tại TP.HCM, nhiều khách hàng của Bách hóa xanh cũng phàn nàn về hiện tượng một số cửa hàng  bán hàng không niêm yết giá, hoặc bán giá cao hơn so với giá niêm yết.

Dù cố tình hay vô tình tăng giá sản phẩm đều là hành động vô nhân tính

Hầu hết, các tiểu thương, hộ kinh doanh tự phát đều “đổ lỗi” cho dịch bệnh bùng phát, khiến nhu cầu mua tích trữ hàng hóa, lương thực của người dân tăng cao. 

Trong khi đó, nguồn hàng hóa đổ về thành phố có xu hướng ít dân. Kết hợp cả hai yếu tố này, cầu vượt cung, đã khiến giá của nhiều mặt hàng tăng cao.

Cửa hàng Bách hóa xanh tại Đắk Lắk cũng vi phạm lỗi tương tự.

Cửa hàng Bách hóa xanh tại Đắk Lắk cũng vi phạm lỗi tương tự.

Đối với trường hợp của Bách hóa xanh, đại diện các đại lý, chi nhánh lại “đổ lỗi” cho hệ thống chưa thay đổi giá bán hàng hóa, không phải do đại lý cố tình tăng giá.

Dù vậy, trên các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều người bày tỏ, lợi dụng yếu tố dịch bệnh, dù vô tình hay cố tình tăng giá cũng đều là hành động vô nhân tính.

Bạn đọc E.L Nguyễn bày tỏ quan điểm: “Trong khi cả nước đang phải chịu hậu quả do đại dịch Covid-19 mang lại, thế nhưng lại có một số cá nhân, tổ chức lợi dụng dịch bệnh để tăng giá hàng hóa bất hợp lý là điều rất vô nhân tính. Do đó, tôi đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng này với mức phạt cao nhất, để tạo ra tính răn đe trong xã hội”.

Trước hiện tượng trên, Tổng cục QLTT cho biết:  Các đội Quản lý thị trường, của các địa phương đều đã công khai đường dây nóng 24/24h để tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân về thị trường hàng hóa và công tác phòng chống COVID-19. 

Ngoài nhiệm vụ giám sát việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu về giá, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, các đơn vị Quản lý thị trường còn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh, siêu thị và tổ chức ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, không kinh doanh hàng giả, vi phạm pháp luật khác.

Theo quy định tại Nghị Định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn tại Điều 17.

Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý sẽ bị phạt 20 - 30 triệu đồng.

Trong trường hợp, hành vi có yếu tố cấu thành tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá thì có thể xử lý hình sự theo Điều 196 về Tội đầu cơ. Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Việt Vũ

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp