Phát triển bền vững kinh tế biển, cần tăng diện tích khu bảo tồn biển Việt Nam

Thứ bảy, 12/12/2020 20:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thời gian tới mục tiêu tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên của vùng biển quốc gia.

Bài liên quan

 
Với chiều dài 3.260km bờ biển, diện tích mặt biển khoảng 1 triệu km², theo đại diện Bộ NN-PTNT, nếu làm tốt công tác bảo tồn như Nghị quyết 36 đề ra thì ngành thủy sản sẽ đạt mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên đến nay mới chỉ đạt 1,78% kế hoạch đề ra. Do đó, trong thời gian tới, trong chiến lược thủy sản, khi làm quy hoạch về khu bảo tồn sẽ phải nhấn mạnh các giải pháp để khắc phục hạn chế, yếu kém như: tổ chức bộ máy, hoàn thiện thể chế… 

Diện tích các khu bảo tồn biển sẽ được tăng lên trong thời gian tới. Ảnh: Dương Lâm

Diện tích các khu bảo tồn biển sẽ được tăng lên trong thời gian tới. Ảnh: Dương Lâm

Được biết, đến thời điểm hiện tại ngành Thủy sản đã hoàn thành mục tiêu quy hoạch chi tiết hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đạt 100% về số lượng (16/16 khu). Dù vậy, tỷ lệ các khu bảo tồn biển được thành lập và đi vào hoạt động chỉ khoảng 75% (12/16 khu).

Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, nhưng hiện nay mới chỉ đạt 1,8%.

Ông Phùng Phùng Đức Tiến -Thứ trưởng bộ NN & PTNT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Lâm

Ông Phùng Phùng Đức Tiến -Thứ trưởng bộ NN & PTNT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Lâm

Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 và Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Phùng Phùng Đức Tiến -Thứ trưởng bộ NN & PTNT nhấn mạnh: “Bài học kinh nghiệm đối với các nước phát triển là ngay từ đầu, nếu không làm tốt công tác bảo tồn trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu thì sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để khắc phục nếu sau này mới làm". 

Để góp phần phục hồi và phát triển thủy sản bền vững, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thời gian tới cần giảm khai thác thủy sản từ 3,9 triệu tấn/năm xuống còn 2,8 triệu tấn/năm.

Hiện nay, cường lực khai thác quá lớn với trên 96.000 tàu cá thì rất khó khăn trong việc phục hồi nguồn lợi thủy sản. Ngành thủy sản phải cơ cấu lại ngành nghề khai thác; trong đó cần có quy định về hạn ngạch khai thác. Việc hạn chế hạn ngạch, đội tàu cùng một số nghề thì mới đạt được mục tiêu đề ra

Trao đổi thông tin tại hội nghị, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết: "Tính đến thời điểm tháng 9/2020, tổng diện tích vùng biển, đảo đã được quy hoạch vào khu bảo tồn đạt 213.400 ha, chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2015 có 270.271 ha vùng biển, đảo được bảo tồn".

Tỷ lệ diện tích vùng biển được bảo tồn đạt 0,185% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam và cũng chưa đạt được mục tiêu 0,24% được đề ra tại Quyết định số 742/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, lực lượng chuyên trách bảo tồn biển rất mỏng. Hầu hết các Ban quản lý khu bảo tồn biển, Vườn quốc gia thiếu nhân sự về sinh học biển và quản lý bảo tồn biển để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu chuyên sâu, quan trắc về chất lượng nước, đa dạng sinh học…

Đồng thời, thiếu trang thiết bị để triển khai các hoạt động bảo tồn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm tra, giám sát, thực thi luật pháp trong phạm vi quản lý của khu bảo tồn biển.Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản vẫn diễn ra thường xuyên, ngày càng tinh vi; việc sử dụng các nghề, ngư cụ có tính hủy diệt, tận diệt hoặc xâm hại nguồn lợi thủy sản còn tiếp diễn.

Về điều chỉnh, cơ cấu lại nghề khai thác thủy sản, cơ cấu tàu cá đã được điều chỉnh theo hướng giảm tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng tàu công suất lớn khai thác xa bờ theo định hướng tại Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản. 

Dương Lâm

Tin khác

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản