Phát triển bền vững - Xu thế tất yếu của doanh nghiệp Việt

Thứ năm, 29/11/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Hãy nhìn nhận phát triển bền vững (PTBV) bằng một lăng kính mới. Trước hết, đó không phải là một câu chuyện xa vời dành cho những công ty, tập đoàn lớn hay những cường quốc của thế giới. Đó là câu chuyện đang hiện hữu ở mọi nơi, là yêu cầu tất yếu của sự phát triển”. TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhấn mạnh như vậy tại lễ công bố những DN phát triển bền vững Việt Nam 2018 vừa được tổ chức ngày 22/11 vừa qua.

Doanh nghiệp hãy cùng nắm tay nhau phát triển bền vững

Đó là “thông điệp” được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đưa ra tại Lễ Công bố. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng muốn đi xa và đến đích chúng ta phải đi cùng nhau”. Do vậy, tôi rất mong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không phân biệt doanh nghiệp nhỏ hay to, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân mà cùng nắm tay nhau phát triển bền vững (PTBV). Vì mục tiêu phát triển thịnh vượng, phồn vinh mà Chính phủ cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. 

Cũng chia sẻ về góc nhìn này, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), chia sẻ: “Một trong những thông điệp mà VCCI, VBCSD luôn cố gắng gửi gắm đến cộng đồng DN chính là hãy thay đổi tư duy kinh doanh, hãy nhìn nhận PTBV bằng một lăng kính mới. Trước hết, đó không phải là một câu chuyện xa vời dành cho những công ty, tập đoàn lớn hay những cường quốc của thế giới. Đó là câu chuyện đang hiện hữu ở mọi nơi, là yêu cầu tất yếu của sự phát triển”.

Báo Công luận
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trao chứng nhận cho các doanh nghiệp 3 năm liền nằm trong top 10 doanh nghiệp bền vững. 
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, nếu coi phát triển bền vững là nấc thang cao nhất trên chiếc thang đo lường mức độ phát triển của doanh nghiệp, thì Bộ chỉ số CSI chính là chiếc gương phản chiếu sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Do đó, VCCI khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các thành viên Ban lãnh đạo doanh nghiệp, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng Bộ chỉ số CSI, đưa CSI vào sâu trong từng hoạt động của doanh nghiệp, để CSI giúp các doanh nghiệp phát huy được hết những tiềm năng phát triển của mình.

TS. Vũ Tiến Lộc cũng cho biết trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với rất nhiều thách thức như hiện nay và không một DN nào có thể tự mình giải quyết tất cả những bài toán hóc búa đó, thì song song với sự cạnh tranh, DN cũng cần hợp tác chặt chẽ, không chỉ giữa DN với DN, mà còn giữa DN với Chính phủ, các cơ quan quản lý. Thúc đẩy hợp tác công – tư chính là một trong những phương thức hiệu quả nhất để sớm hiện thực hóa 17 Mục tiêu PTBV.

Báo Công luận
 
PTBV - bắt đầu từ việc thay đổi tư duy kinh doanh

TS. Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh: “Không cần phải là những hành động lớn lao, DN hãy bắt đầu từ việc thay đổi tư duy kinh doanh, nghiên cứu kỹ lưỡng các Mục tiêu toàn cầu, lựa chọn những mục tiêu phù hợp để lồng ghép vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và áp dụng Bộ chỉ số CSI để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Khi DN đã chủ động để chuyển mình, đã chuẩn bị kỹ càng nội lực mạnh mẽ, tất yếu lợi nhuận và tăng trưởng trong dài hạn sẽ đến. Khi đó, sự ghi nhận từ Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững của VCCI sẽ tiếp thêm sức mạnh cho DN, giúp DN nâng cao uy tín với Chính phủ, các nhà đầu tư, khách hàng, qua đó giúp thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư và nắm bắt được những vận hội tươi sáng trong tương lai”.

Báo Công luận
 
Lễ công bố DN bền vững tại Việt Nam năm 2018 được tổ chức bởi VBCSD dưới sự chỉ đạo VCCI. Được triển khai theo sự chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 398/TB-VPCP ngày 15/12/2015 về việc xếp hạng DN bền vững từ năm 2016, Chương trình đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ và sức lan tỏa nhất định trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) nước nhà. Tác động rõ nét nhất của Chương trình trong ba năm qua chính là một “cú hích” giúp nâng cao nhận thức, khuyến khích DN Việt hướng đến thực hiện PTBV mạnh mẽ hơn nữa.

 

Một số doanh nghiệp điển hình phát triển bền vững 3 năm liên tiếp

Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững năm nay có một điểm đặc biệt là những điển hình xuất sắc đã lọt Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong ba năm liên tiếp (2016-2017-2018) được tôn vinh.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

 Phát triển nông nghiệp bền vững cũng là mục tiêu Vinamilk hướng đến, báo cáo phát triển bền vững định kỳ được đảm bảo bởi các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cho thấy các trang trại Vinamilk đã áp dụng hiệu quả hàng loạt công nghệ cao trong phát triển bền vững: Năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, biogas), tiết kiệm năng lượng và tài nguyên (hệ thống điều khiển làm mát tự động, đèn led, hệ thống tái sử dụng nước trong chăn nuôi)... từ đó sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong chiến lược phát triển, Vinamilk luôn kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện duy trì tăng trưởng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh song song với việc tập trung phát triển con người, các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng về cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Việc trong những tháng cuối năm, Vinamilk liên tiếp nhận được các bằng khen và sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác phát triển bền vững đã minh chứng cho đường lối phát triển đúng đắn, có “tâm” và có “tầm” của công ty trong sự nghiệp xây dựng một ngành nông nghiệp chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Việt Nam cũng như thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng thịnh vượng và bền vững.

Công ty Cổ phần Traphaco (Traphaco)

Traphaco là doanh nghiệp dược duy nhất lọt Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong ba năm liên tiếp. Xuyên suốt hành trình 46 năm hoạt động của Traphaco, phát triển bền vững là chiến lược được thực hiện nhất quán, bao trùm không gian và thời gian của Công ty. Traphaco luôn hướng tới phát triển nền kinh tế xanh với 3 mục tiêu: Hiệu quả kinh tế cao gắn với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Hình thành nên chuỗi giá trị của doanh nghiệp: vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO – các nhà máy công nghệ hiện đại – hệ thống phân phối sâu rộng. Các mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của Traphaco được xây dựng trên cơ sở lựa chọn và tích hợp 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Từ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, đặc biệt là nghiên cứu khai thác tri thức y học cổ truyền, sử dụng dược liệu chất lượng cao trồng tại Việt Nam để tạo ra những sản phẩm hiện đại phục vụ nhu cầu người Việt.

Tập đoàn Bảo Việt

Là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam, Bảo Việt nhận thức rõ vai trò không chỉ trong phát triển kinh tế, mà còn trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc tuyên bố và hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững. Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hợp quốc hướng tới một thế giới bền vững, theo đó doanh nghiệp được nhận định là nhân tố quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển giai đoạn 2015-2030, Bảo Việt đã gắn kết 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc (SDGs) trong định hướng chiến lược phát triển và áp dụng Bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập Báo cáo Phát triển bền vững (GRI Standards) để lựa chọn ra các mục tiêu trọng tâm về phát triển bền vững và gắn kết trong định hướng chiến lược phát triển của Bảo Việt giai đoạn 2016 - 2020.

Là doanh nghiệp với quy mô tài sản hàng đầu trên thị trường bảo hiểm, ước đạt trên 100.000 tỷ đồng tại ngày 30/9/2018, tương đương hơn 4 tỷ USD, Bảo Việt tăng cường đầu tư trở lại nền kinh tế với định hướng đầu tư trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc an toàn và hiệu quả nhằm gia tăng lợi ích của cổ đông, khách hàng và bên liên quan.

Hà Nguyễn

 

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp