Phát triển cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên: Cần một giải pháp đồng bộ

Chủ nhật, 22/10/2017 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây nhu cầu về cát xây dựng tăng cao, kéo theo đó là việc khai thác cát tự nhiên trên các sông, suối, lòng hồ tăng đột biến; đặc biệt là cát tặc hoành hành rất khó kiểm soát, gây tàn phá môi trường, mất an ninh trật tự và cạn kiệt tài nguyên.

Siết chặt khai thác cát tự nhiên, khuyến khích cát nhân tạo

Để kiểm soát chặt chẽ nguồn tài nguyên cát, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt hoạt động sản xuất kinh doanh cát sỏi; mở đợt cao điểm tấn công, trấn át tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát sỏi trái phép tại các địa phương. Đồng thời, chỉ đạo các ban ngành, địa phương có giải pháp khuyến khích phát triển sản xuất và kinh doanh cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên.

Ngày 24/12/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 164/216/NĐ-CP phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Ngày 12/5/2017, Bộ tài chính ban hành Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.

Ngày 09/6/1017, Chính phủ ra Nghị quyết số 46/NQ-CP, giao Bộ Xây dựng rà soát, báo cáo Chính phủ về tình hình, giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm cát xây dựng ở một số địa phương; có giải pháp sản xuất vật liệu thay thế cát tự nhiên để hạn chế tình trạng khai thác cát lòng sông.

Ngày 22/6/2017, Bộ Xây dựng ra công văn số 1421/BXD-VLXD gửi UBND các tỉnh, thành trong cả nước về thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 09/6/1017 của Chính phủ. Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh thành trong cả nước có các giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác kinh doanh cát tự nhiên, đẩy mạnh sản xuất và sử dụng cát nhân tạo thay thế…

Báo Công luận
 
Một góc dây chuyền sản xuất cát nhân tạo của Công ty Cp Thiên Nam

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương đã đồng loạt vào cuộc theo hai hướng Chính phủ chỉ đạo là: siết chặt khai thác kinh doanh cát sỏi tự nhiên và khuyến khích sản xuất kinh doanh cát nhân tạo thay thế. Đã có nhiều nhà đầu tư, cơ sở sản xuất cát nhân tạo đảm bảo tốt về chất lượng, giảm về giá thành (thấp hơn khoảng 18% so với cát tự nhiên cùng loại khai thác hợp pháp). 

Nhưng thực tế đáng buồn là cát nhân tạo vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường do thói quen của người dân (quen sử dụng cát tự nhiên) và do nạn kinh doanh khai thác cát trái phép vẫn chưa được đẩy lùi, cát khai thác trái phép trốn được thuế và nhiều khoản phí khác nên sẵn sang bán phá giá thì trường, khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính rất khó cạnh tranh.

Cần một giải pháp đồng bộ

Theo các chuyên gia, tình trạng khai thác cát “quá đà” và “vô tội vạ" thời gian qua đã dẫn đến “nổi giận” của thiên nhiên mà người dân phải gánh chịu:

Dọc hai bờ sông Lô qua các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc đã có biến đổi địa chất, dòng chảy bất thường; gây sụt lún bờ bãi, sạt lở nhà cửa và từng xảy ra vỡ đê. Nhiều nơi thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sạt lở bờ sông, bờ biển đã xảy ra liên tiếp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhiều người dân cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội; trong 5 năm trở lại đây diện tích đất rừng đã mất đi 10% do sạt lở. An Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng; 5 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra nhiều điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch ở huyện An Phú, huyện Chợ mới, thị xã Tân Châu..., với tổng chiều dài trên 1,2 km, ảnh hưởng đến 170 căn nhà, trong đó có 18 căn nhà đã sụp hoàn toàn xuống sông cùng với nhiều tài sản, công trình hạ tầng khác. Tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay cũng đã xảy ra 13 vụ sạt lở, tỉnh đã phải 2 lần công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất bờ sông Tiền. Còn ở Cà Mau, khoảng 150 km bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng, bình quân mỗi năm tỉnh mất khoảng 450 ha đất ven biển, làm mất đai rừng phòng hộ, đe dọa đến đời sống và sản xuất của người dân, các công trình xây dựng cơ bản ven biển.

Vì vậy, cần phải kiểm soát ngay tình trạng sạt lở đất để tránh những thảm họa về môi trường do việc khai thác cát “quá đà” gây ra. Các biện pháp được cho là “mạnh tay” và quyết liệt của Chính phủ thời gian qua nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác kinh doanh cát trái phép đã làm giảm đáng kể nạn cát tặc trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, sự giảm này là chưa bền vững do nhu cầu và lợi nhuận cao cộng thêm vốn đầu tư không lớn…, các đối tượng khai thác cát đã bất chấp pháp luật, lén lút tiến hành khai thác cát trái phép mọi lúc mọi nơi và ngày càng tinh vi để tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Đặc biệt là ở địa bàn giáp danh hai tỉnh hoặc nơi các cơ quan chức năng khó kiểm soát, lơi lỏng quản lý.

Để ngăn chặn triệt để vấn nạn này, đã đến lúc Chính phủ cần áp dụng cả biện pháp cứng rắn hơn như đã làm thời gian qua, kết hợp với biện pháp kinh tế để nó tự điều tiết theo quy luật kinh tế, bằng cách tăng mức phí bảo vệ môi trường đối với cát tự nhiên (hiện nay, mức phí bảo vệ môi trường theo Nghị định số 164/216/NĐ-CP ngày 24/12/2016 đối với cát vàng từ 3.000 - 5.000 đồng/m3 là quá thấp). Cần áp dụng tăng mức phí bảo vệ môi trường bằng mức giá tính thuế tài nguyên đối với việc khai thác, sử dụng cát tự nhiên để điều tiết thị trường vật liệu xây dựng. Có như vậy mới khuyến khích được người dân sử dụng sản phẩm cát nhân tạo (là loại cát tốt, thân thiện với môi trường) thay thế cát tự nhiên, nhằm phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường do việc lạm khai thác cát tự nhiên gây ra.

Đăng Quân

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp