Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam: Cần có những nhà đầu tư có năng lực!

Thứ năm, 25/02/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong mấy năm qua, số lượng các dự án điện mặt trời (ĐMT) tại Việt Nam bổ sung đáng kể vào tổng công suất nguồn điện. Mặc dù vậy, việc phát triển quá nhanh và quá nóng các dự án ĐMT cũng làm nảy sinh những bất cập cần phải giải quyết.

Một trong những yêu cầu để phát triển nguồn điện này một cách bền vững trong thời gian tới là cần phải có những nhà đầu tư, phát triển ĐMT có kinh nghiệm và giàu năng lực.

Tiềm năng và triển vọng

Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA), Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng thụ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở nước ta dao động từ 4,3 - 5,7 triệu kWh/m2. Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, số giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm. Bức xạ mặt trời trung bình 150kcal/m2 chiếm khoảng 2.000 - 5.000 giờ/năm.

Mặc dù có tiềm năng phát triển ĐMT cao như vậy nhưng mãi đến năm 2014, cả nước mới có 1 dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên, đó là Nhà máy quang năng Hội An (Côn Đảo) có công suất 36kWp, điện lượng khoảng hơn 50MWh với tổng mức đầu tư khoảng 140 nghìn Euro.

Dự án điện mặt trời của một nhà đầu tư tư nhân.

Dự án điện mặt trời của một nhà đầu tư tư nhân.

Theo dự báo của các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu về năng lượng, đến năm 2025, khi nhu cầu điện tăng gấp đôi, Việt Nam sẽ cần đầu tư 74 tỷ USD vào các nhà máy năng lượng than, khí gas, gió, mặt trời và thủy điện đến năm 2025. Như vậy, thị trường điện mặt trời vẫn còn nhiều dư địa phát triển.

Đánh giá cao ý nghĩa, vai trò của nguồn điện mặt trời, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách tạo điều kiện phát triển cho nguồn năng lượng mới: Xanh và sạch này.  Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời, trong đó yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/kWh).

Chính sách giá này đã khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ tư nhân đầu tư vào ĐMT. Vì mức giá trên là khá cao do giá bán điện bình quân của EVN khi ấy chỉ 1.622 đồng/kWh. Lâu nay, do chưa có cơ chế giá điện mặt trời cụ thể nên nhiều nhà đầu tư ngại bỏ tiền ra đầu tư các dự án ĐMT. Ngoài ra, theo Quyết định trên, các nhà đầu tư phát triển ĐMT còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ khuyến khích, như ưu đãi về vốn, về đất đai, về thuế nhập khẩu thiết bị dự án, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Cho đến đầu năm 2020, Nghị quyết số 55-NQ/TW (ban hành ngày 11/02/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã mở ra một thị trường điện có tính cạnh tranh cao khi nêu rõ: tư nhân được tham gia phát triển nguồn, xây dựng hạ tầng truyền tải điện.

Nhờ các chính sách, chủ trương đó, nhận ra tiềm năng phát triển của ĐMT, nhiều nhà đầu tư tư nhân đã tham gia tích cực vào đầu tư phát triển các dự án ĐMT. Số lượng dự án ĐMT đã tăng rất nhanh. Nếu tính đến giữa tháng 4/2019, toàn hệ thống điện mặt trời của Việt Nam chỉ có 4 nhà máy với tổng công suất chưa tới 150MW thì đến nay đã có trên dưới 100 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia. Làn sóng đầu tư điện mặt trời trên mái nhà đang phát triển ngoài sức tưởng tượng của nhiều người… Cuối năm 2020, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã phải phát đi những cảnh báo để giảm bớt sức nóng của phong trào làm điện mặt trời mái nhà.

Nhà đầu tư có năng lực sẽ giúp thị trường phát triển bền vững

Mặc dù vậy, vẫn phải ghi nhận là việc phát triển nguồn điện từ các dự án ĐMT của Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục vì đây là một nguồn năng lượng tái tạo rất cần thiết phục vụ quá trình phát triển kinh tế cũng như phục vụ đời sống của người dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện lực, vấn đề là phải lựa chọn được những dự án có quy mô tương đối lớn do các nhà đầu tư giàu năng lực cả về tài chính, công nghệ làm chủ đầu tư để có thể thực hiện các dự án có tính khả thi cao, yêu cầu kỹ thuật cao, có thể đóng góp cho quá trình phát triển bền vững nguồn điện này.

Trong số các nhà đầu tư tư nhân phát triển các dự án ĐMT thời gian qua, đáng chú ý nhất là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Trung Nam. Với sự kiện cuối tháng 9/2020 tại tỉnh Ninh Thuận, khi Công ty này thực hiện đóng điện Trạm biến áp và đường dây 220 - 500kV - dự án kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450MW, có thể thấy, trên lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án ĐMT, đã ghi nhận một nhà đầu tư có năng lực mạnh về công nghệ, kỹ thuật để triển khai được những dự án ĐMT có quy mô, trình độ cao.

Báo Công luận

Dự án này ngoài việc khai thác hơn 1 tỷ kWh - tương đương 1 GWh điện từ nguồn năng lượng tái tạo (năm đầu tiên là 1,2 tỷ kWh), sẽ góp phần quan trọng khi giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung bộ. Với sự kiện trên, cũng đã ghi nhận đây là dự án đường dây truyền tải điện 500kV đầu tiên do một doanh nghiệp tư nhân thực hiện ở Việt Nam.

Dự án trên còn có đóng góp quan trọng trong việc giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng tái tạo tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận tránh tình trạng giảm phát, gây thiệt hại cho các nhà máy hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong việc cam kết với các nhà đầu tư, góp phần giải quyết tình trạng cả nước thiếu điện nhưng năng lượng tái tạo lại đang giảm phát.

Có thể nói, với sự phát triển nhanh của các dự án ĐMT, nhất là những dự án có trình độ kỹ thuật cao do những nhà đầu tư giàu năng Việt Nam sẽ có điều kiện tiến nhanh hơn trong quá trình giảm bớt tỷ lệ các nhà máy nhiệt điện than (hiện còn chiếm 30%) trong hệ thống điện Việt Nam - những nhà máy đã và đang ảnh hưởng rất xấu tới môi trường, hạn chế sự phát triển các dự án thủy điện quy mô nhỏ thường xuyên có nguy cơ làm “lũ chồng lũ” ở nhiều địa phương vào mùa mưa bão.

Chuyên gia kinh tế TS. Ngô Trí Long cho rằng, sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án ĐMT và làm cả hệ thống truyền tải điện mặt trời là rất cần thiết để đảm bảo an ninh điện quốc gia, giúp giảm tải mạng lưới điện. 

Trong bối cảnh đầu tư của ngành điện lớn cần rất nhiều vốn thì việc tư nhân có thể triển khai đầu tư lưới truyền tải điện mặt trời nhanh là rất đáng hoan nghênh. Sự tham gia của các DN tư nhân vào khâu truyền tải điện cũng là giải pháp đảm bảo cho các dự án ĐMT được phát hết công suất, tránh tắc nghẽn”, ông Long nói.

PV

Tin khác

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

(CLO) Nhằm hưởng ứng lễ chào mừng 65 năm ngày thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ngày 24 - 26/4/2024, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

(CLO) Các nhà quản lý danh mục đầu tư đã đặt cược rằng giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu sẽ tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi khối hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp