Phát triển kinh tế tư nhân: Tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ sáu, 15/03/2019 21:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay, 15/3, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức diễn đàn "Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam 2019" với sự tham gia của đại diện nhiều viện nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp.

Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam (Ảnh Phương Thảo)

Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam (Ảnh Phương Thảo)

Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, trong bối cảnh nhiều đổi thay của kinh tế thế giới, đặc biệt là trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu và nhiều tác động mạnh mẽ tới các khu vực kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung đang đứng trước rất nhiều áp lực cạnh tranh và những vấn đề khó khăn nội tại.

Vậy làm sao để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển; trong đó, nhất là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm và ý kiến đề xuất nhiều giải pháp liên quan tới tín dụng, chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, đất đai, thủ tục hành chính...

Tại diễn đàn, TS. Lê Xuân Sang, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, nền kinh tế đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Môi trường kinh doanh, lòng tin trong nước được phục hồi và cải thiện. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đặt ra như nhiều chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá chủ yếu tăng trưởng về lượng, không đi liền với tăng trưởng về chất. Không ít DN phải ngừng hoạt động, đóng cửa. Chỉ số sử dụng lao động DN công nghiệp giảm...

Ông Sang cũng nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 – 2020. Theo đó, mặc dù 2 tháng đầu năm 2019, thể hiện rõ hơn sự bi quan về tăng trưởng toàn cầu. WB điều chỉnh 1/2019 về tăng trưởng toàn cầu 2019, năm 2020 giảm chỉ còn 3,5% và 3,6% từ mức 3,7% vào tháng 10/2018. Dự báo tăng trưởng GDP là 6,6-6,8%.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, kinh tế tư nhân mới đây mới được cho là động lực phát triển. Kinh tế tư nhân, bao gồm rất nhiều hộ gia đình, hàng ngàn start-up... Có 4 thay đổi gắn với DN đó là hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ và sáng tạo, cách mạng tiêu dùng do tầng lớp trung lưu tạo ra, bất định/rủi ro gia tăng.

Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, đóng góp GDP chủ yếu vẫn là thành phần kinh tế Nhà nước (28%) và kinh tế hộ gia đình (32%), nhưng đây lại là 2 lực lượng “có vấn đề” nhất về năng lực. Thực lực của nền kinh tế cải thiện chậm, hiện tại rất yếu.

Khu vực hộ gia đình là lực lượng nhỏ bé, manh mún, trong khi kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ lớn, nợ xấu nhiều, tiêu phí nhiều tài nguyên và nguồn lực quốc gia.

Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” vẫn chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp “vừa” chỉ chiếm khoảng 1,7% tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu quan trọng.  

“Tỷ trọng quá nhỏ bé của nhóm doanh nghiệp vừa chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó lớn, chậm lớn và cũng khó có lực lượng tốt để phát triển thành doanh nghiệp lớn.

Trong khi đó số doanh nghiệp lớn - chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp – chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản và đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bởi lớn lên nhờ đầu cơ là chính.

Tài năng của doanh nhân Việt Nam tập trung vào đầu cơ chứ không phải cho đầu tư và cạnh tranh quốc tế, trong khi nguy cơ phạm luật mang tính hiện thực rất cao”- ông Trần Đình Thiên cho hay.

Để kinh tế tư nhân bứt phá, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có những giải pháp để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong đó tập trung giải tỏa các vấn đề căn bản – dài hạn: cơ cấu và cơ chế. Theo đó, cần tập trung tối đa cho tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Phương Thảo

Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp