Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Trở ngại lớn nhất là chính sách

Thứ ba, 08/12/2015 08:30 AM - 0 Trả lời

Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Theo các chuyên gia cho biết, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn NLTT chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các dự án NLTT.

(CLO) Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Theo các chuyên gia cho biết, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn NLTT chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các dự án NLTT.

[caption id="attachment_67977" align="aligncenter" width="600"]12064345_590059921132110_1182762914_n Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Ảnh: Internet[/caption]

Cân nhắc chưa thoả đáng

Tại Toạ đàm "Đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh" diễn ra mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Họp tác Quốc tế - Viện Năng lượng cho rằng, hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu năng lượng từ Trung Quốc và Lào. Và với khả năng sản xuất hiện nay và tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì dự báo từ năm 2017 trở đi, cả nước sẽ thiếu hụt lớn nguồn năng lượng sơ cấp.

Trong Quy hoạch điện VII, điện từ NLTT dự kiến ở mức 4,5% vào năm 2020 và 6,0% vào năm 2030 so với tổng điện lượng của hệ thống. Về công suất dự kiến 5,6% của tổng công suất vào năm 2020 và 9,4% vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) thực hiện, trước năm 2010, khoảng 400 MW điện sản xuất từ NLTT được nối lưới. Đến năm 2013, tổng công suất lắp đặt của năng lượng tái tạo lên tới khoảng 1.800 MW, chiếm 5.6% tổng công suất lắp đặt và khoảng 3.8% tổng sản lượng điện.

Những năm gần đây tỉ trọng điện sản xuất từ NLTT tiếp tục tăng mạnh, chủ yếu phát triển thủy điện nhỏ (≤ 30 MW). Vào năm 2009, công suất lắp đặt của thủy điện nhỏ chỉ đạt 400 MW và con số này đã tăng lên gấp 4 lần vào cuối năm 2013 đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loại năng lượng của Việt Nam. Năm 2013, thủy điện nhỏ chiếm 96% sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, điện gió chiếm 3% và sinh khối chiếm 1%. Như vậy, thực tế tỷ trọng NLTT trong cơ cấu nguồn điện đã vượt đích trước 7 năm so với dự kiến trong Quy hoạch điện VII.

Điều này cho thấy Quy hoạch điện VII chưa cân nhắc thỏa đáng tới đóng góp của NLTT trong cơ cấu nguồn. Với xu thế công nghệ năng lượng tái tạo ngày càng phát triển và giảm giá thành như hiện nay hứa hẹn cơ hội cho việc thúc đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của nguồn năng lượng này trong việc đáp ứng nhu cầu điện ở Việt Nam trong tương lai.

Cần có chính sách nuôi lớn tiềm năng

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều thuận lợi nhất trong khu vực để phát triển nguồn NLTT từ sức gió, năng lượng mặt trời, rác thải... Tuy nhiên, những thuận lợi này vẫn chỉ nằm ở dạng tiềm năng.

Theo các chuyên gia của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn tới thách thức trong phát triển NLTT tại Việt Nam nhưng chủ yếu là Việt Nam thiếu các chính sách đủ mạnh, đồng bộ bao gồm điều tra, thăm dò tiềm năng đến khai thác và sử dụng; thiếu cơ chế tài chính hiệu quả cho việc đầu tư, quản lý và vận hành các dự án năng lượng tái tạo tại các khu vực khác nhau của đất nước, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa ngoài lưới; thiếu một cơ quan đầu mối tập trung, với chức năng đủ mạnh để điều hành.

Đồng quan điểm đó, các nhà đầu tư cho rằng trở ngại lớn nhất hiện nay là chính sách phát triển, thu xếp nguồn vốn, đặc biệt là giá bán điện. Việc chưa có văn bản quy phạm pháp luật ở mức cao (như luật, nghị định) để khuyến khích nhà đầu tư phát triển NLTT, chưa có chiến lược/quy hoạch cụ thể phát triển nguồn năng lượng này ở cấp quốc gia được xem là thách thức dẫn đến việc chậm triển khai các dự án đã cấp phép và thu hút đầu tư mới.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, chưa có một quốc gia nào có thể thành công trong việc phát triển NLTT mà thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, vì giá NLTT bao giờ cũng cao hơn giá năng lượng truyền thống.

[su_note note_color="#e8e2ec"]

Năng lượng tái tạo là năng lượng từ các nguồn tài nguyên được bổ sung liên tục và không thể bị cạn kiệt, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa nhiệt, đại dương và sinh học. Chúng là một nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí, và không đóng góp vào sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính. Vì các nguồn năng lượng này là tự nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, một hạn chế chung cho tất cả các nguồn năng lượng tái tạo là rất khó khăn để sản xuất ra một sản lượng điện lớn, đồng thời là công nghệ mới nên chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn.[/su_note]

Giang Phan

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 3/5/: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày 3/5/: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng văn quốc gia: Dự báo thời tiết 3/5/2024, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đời sống
Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024

(CLO) Ngày 2/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình tổ chức tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 tại một số địa phương trong tỉnh.

Đời sống
Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

(CLO) Để chủ động các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, đặc biệt trong dịp hè, Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo cần bố trí các biển cảnh báo, biển cấm và các giải pháp để bảo đảm an toàn; gia đình và nhà trường tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em,...

Đời sống
Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài đã được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống
ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

(CLO) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức trao tặng 50.000 cây giống gỗ lớn Lim, Huê cho các hộ dân khó khăn tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đời sống