Phát triển ngành ngân hàng: Cần có giải pháp mang tính đột phá

Thứ ba, 08/12/2015 14:27 PM - 0 Trả lời

Các hiệp định thương mại tự do FTAs đem đến nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong đó có hệ thống ngân hàng. Ngành ngân hàng thời gian qua có nhiều bước tiến mới khi tái cơ cấu, mua lại ngân hàng 0 đồng, áp trần lãi suất hay nổi bật nhất là thành lập VAMC để thu mua nợ xấu. Nhưng để tiến tới hội nhập thành công và đồng hành cùng với nền kinh tế Việt Nam, hệ thống ngân hàng cần nhiều hơn thế và câu chuyện của phát triển hệ thống ngân hàng được coi là câu chuyện của cả nền kinh tế.

(CLO) Các hiệp định thương mại tự do FTAs đem đến nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong đó có hệ thống ngân hàng. Ngành ngân hàng thời gian qua có nhiều bước tiến mới khi tái cơ cấu, mua lại ngân hàng 0 đồng, áp trần lãi suất hay nổi bật nhất là thành lập VAMC để thu mua nợ xấu. Nhưng để tiến tới hội nhập thành công và đồng hành cùng với nền kinh tế Việt Nam, hệ thống ngân hàng cần nhiều hơn thế. Câu chuyện của phát triển hệ thống ngân hàng được coi là câu chuyện của cả nền kinh tế.

[caption id="attachment_68167" align="aligncenter" width="700"]images1073319_1_t_3 Định hướng phát triển ngành ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam ở tầm vĩ mô - Ảnh minh họa[/caption]

Hiện, nguồn vốn cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đều dựa vào các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhưng đánh giá của nhiều chuyên gia, hệ thống ngân hàng của Việt Nam dù đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tiềm lực vẫn chưa đủ để cung ứng vốn cho toàn bộ ngành kinh tế. "Nguồn cung về vốn chưa thể "tải" được nguồn cầu từ thị trường".

Tại hội thảo "Phát triển kinh tế - xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh quốc tế", nhiều chuyên gia trong và ngoài ngành ngân hàng đã chia sẻ rất nhiều về những khó khăn thường trực cũng như những chính sách cần có để thúc đấy ngành ngân hàng đột phát trong chiến lược phát triển.

Theo GS. TS Hoàng Văn Hoa, Việt Nam cần đẩy mạnh thay đổi tư duy và định hướng đổi mới nền kinh tế trong đó có cả ngành ngân hàng. "Việc thay đổi tư duy theo nền kinh tế thị trường hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cần tích cực hơn nữa", ông Hoa nhấn mạnh. Khi thay đổi tư duy nền kinh tế thì mới dẫn đến thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh ngành ngân hàng để từ đó phát triển ngành ngân hàng theo một cách thức mới, thị trường hơn và cũng minh bạch hơn.

Tuy nhiên, theo TS. Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, xác định được là đi theo nền kinh tế hiện đại là chính xác và đúng đắn nhưng Việt Nam mà đơn cử là Nhà nước và Chính phủ cần cần xác định đi theo nền kinh tế hiện đại nào, tức là đi theo nền kinh tế hiện đại nhất hiện nay. "Singapore cũng là nước có nền kinh tế hiện đại, Mỹ cũng là nước có nền kinh tế hiện đại, Trung Quốc cũng vậy mà Hàn Quốc cũng thế, vậy Việt Nam sẽ chọn đi theo nền kinh tế hiện đại nào trong các nước kể trên?", ông Lược nhấn mạnh.

Trươc vấn đề nay theo TS Lược, hệ thống ngân hàng cũng cần phải có một "bản lề" cụ thể với những tình hình kinh tế - xã hội cụ thể, đặc biệt là có những điểm tương đồng để dựa vào đó, học hỏi thành tựu, tích lũy kiến thức và rút kinh nghiệm thực thiễn từ những khó khăn và gấp ngã của hệ thống ngân hàng nước đó.

Nhìn nhận vấn đề này theo TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế, "ngành ngân hàng mà đơn cử là hệ thống ngân hàng thương mại là nhân tố dẫn đường của công cuộc hội nhập quốc tế cũng như là động lực - tiêu trí - thước đo của cả nền kinh tế Việt Nam".

Thời gian qua, Việt Nam đã "trải thảm đỏ" và có nhiều điều kiện ưu đãi cho các ngân hàng thương mại nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam kèm theo đó là nhiều biện pháp cải cách và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong nước nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với "tổ hợp" những thách thức từ "công cuộc hội nhập, sự chuyển đổi và cả những khủng hoảng khó tránh từ những biến động của kinh tế thế giới", ông Phong nhấn mạnh.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), 7 điểm cần lưu ý khi phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm "sở hữu chéo, vi phạm lợi ích nhóm, tỷ trọng nợ xấu ngân hàng, vấn đề nợ công và định hướng thành lập nhiều Tập đoàn, công ty có sức cạnh tranh quốc tế".

Điều đó cho thấy, Việt Nam dù đã có nhiều bước tiến đáng kể, những biện pháp cải thiện tình hình như những biện pháp tái cơ cấu, mua bán nợ xấu... kể trên nhưng tất cả chỉ là những giải pháp cải thiện tình hình mang tính tạm thời mà theo đánh giá của ông Phong là "phi thực tế, phi thị trường".

Và để có thể phát triển và hội nhập thành công, ngành ngân hàng cần nhiều hơn nữa những biện pháp nằm ở tầm nhìn chiến lược và mang tính đột phá dựa theo 8 nhân tố "môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; công nghệ thông tin hiện đại, hợp thời; hội nhập và liên kết sâu rộng, tính cạnh tranh gay gắt từ thị trường, sự thay đổi của hành vi của người dân; sự biến đổi của dân số ở độ tuổi, nhận thức; tính phức tạp và thay đổi của hệ thống tài chính và đặc biệt là sự biến động của thị trường tiền tệ thế giới đơn cử là quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, điều mà theo ông Lực, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam ít nhất là 5 năm tới đây.

Quỳnh Liên

Tin khác

Doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng doanh nghiệp có liên quan đến thành viên của Sơn Kim Group vẫn báo lỗ, 6 năm không đóng thuế cho Nhà nước

Doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng doanh nghiệp có liên quan đến thành viên của Sơn Kim Group vẫn báo lỗ, 6 năm không đóng thuế cho Nhà nước

(CLO) Những năm gần đây, Công ty Vi Vi – doanh nghiệp đứng sau thương hiệu VGS Shop đều kinh doanh “bết bát, thua lỗ triền miên dẫn đến âm vốn chủ sở hữu. Thậm chí doanh nghiệp này mặc dù kiếm được hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng 6 năm gần nhất vẫn báo… lỗ và không đóng bất kỳ một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Nhà nước.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan các cấp tập trung đấu tranh đối với các chuyên án buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng vàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Từng đem 70% tài sản đi cho vay, Đầu tư Hợp Nghĩa xuất hiện cùng 'biến động mạnh' cổ đông ở CTCP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi

Từng đem 70% tài sản đi cho vay, Đầu tư Hợp Nghĩa xuất hiện cùng 'biến động mạnh' cổ đông ở CTCP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi

(CLO) Công ty cổ phần Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa và hai cá nhân là cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi (MQN) đăng ký bán tất cả cổ phiếu đang nắm giữ, tương đương 71,71% vốn đang nắm giữ tại MQN.

Tài chính - Bảo hiểm
Bao bì Tân Tiến (TTP) trả cổ tức bất thường cao gấp 23 lần, cổ đông Hàn Quốc hưởng lợi lớn

Bao bì Tân Tiến (TTP) trả cổ tức bất thường cao gấp 23 lần, cổ đông Hàn Quốc hưởng lợi lớn

(CLO) CTCP Bao bì Tân Tiến (TTP) đang dự kiến trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ lên tới 350%, cao gấp 23 lần các năm trước. Cổ đông Hàn Quốc sẽ là người hưởng lợi lớn

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) doanh thu tháng 4 tăng trưởng 25%, xuất khẩu hồi phục

Vĩnh Hoàn (VHC) doanh thu tháng 4 tăng trưởng 25%, xuất khẩu hồi phục

(CLO) Tình trạng xuất khẩu đã có sự cải thiện trở lại, Vĩnh Hoàn (VHC) ghi nhận doanh thu tăng trở lại trong tháng 4/2024.

Thị trường - Doanh nghiệp