Bước "đột phá" để cạnh tranh thành công.

Chủ nhật, 06/12/2015 09:16 AM - 0 Trả lời

Nguồn nhân lực còn non yếu đang là trở thành rào cản của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, giá trị của nguồn lao động chất lượng cao ngày càng thể hiện rõ vai trò cốt lõi của sự thành công.

(CLO) Nguồn nhân lực còn non yếu đang là trở thành rào cản của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, giá trị của nguồn lao động chất lượng cao ngày càng thể hiện rõ vai trò cốt lõi của sự thành công. Theo các chuyên gia vấn đề nguồn nhân lực lúc này cần phải sớm đẩy lên thành mục tiêu quốc gia.

[caption id="attachment_67522" align="aligncenter" width="700"]nguon nhân lực chất lượng cao Cải thiện nguồn lao động không chỉ dừng lại ở nâng cao chất lượng theo từng ngành nghề cụ thể mà phải hướng đến trang bị những kỹ năng mềm và cơ hội việc làm công bằng cho mọi đối tượng lao động - Ảnh minh họa[/caption]

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), trong 5 năm tiến hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2015), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu mang tính dài hạn về phát triền nguồn vốn con người và đạt được sự công nhận của quốc tế.

Nhiều Nghị quyết và Luật đã được ban hành trong năm 2013 và 2014 như Nghị quyết số 29 - NQ/TW "Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục; Luật Giáo dục Đại học 08/2012/QH13 và Luật đào tạo nghề nhưng trước những thống kê về số lượng sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm trái ngành trái nghề của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội thời gian vừa qua đang chỉ rõ những bất cập trong đào tạo đội ngũ nhân lực.

Theo báo cáo công bố tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2105 (VDPF 2015), Việt Nam đang đào tạo và định hướng không hiệu quả nguồn nhân lực khiến tăng trưởng năng suất thấp và có xu hướng giảm ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, còn tồn tại những vấn đề về bất bình đẳng cùng những thách thức nảy sinh trong giai đoạn hội nhập sâu rộng.

Báo cáo cũng chỉ ra những "mắt xích yếu nhất" của các chính sách như tính liên kết thiếu chặt chẽ giữa hệ thống đào tạo và nhà tuyển dụng; các chiến lược giải quyết bất bình đẳng đang giảm tác dụng; nhiều nghị quyết được ban hành nhưng chưa thực hiện đầy đủ; không có hệ thống thông tin kết nối của nhà tuyển dụng; các nghiên cứu của các trường đại học và viện nghiên cứu không áp dụng được với các nhu cầu hiện tại.

[su_column size="1/3"][su_note note_color="#7ef3c5"]

Việt Nam được coi là một nước tích cực phát triển và hòa nhập. Giáo dục cũng được ưu tiên ngang ngửa với những tiêu chí phát triển khác của nền kinh tế nhưng thực tế, những chương trình dạy và học vẫn còn trong tình trạng "dang dở" bởi ngành đào tạo không khớp với nhu cầu thị trường lao động; phương pháp sư phạm không khớp với thực tế việc làm và đặc biệt là cơ sở giáo dục không khớp với DN.[/su_note][/su_column]

Thực chất, vấn đề về sự thiếu liên kết giữa nơi đào tạo và nhà tuyển dụng đã được nói đến từ lâu. Báo chí cũng đã có nhiều bài viết đăng tải tình trạng sinh viên thậm chí thạc sỹ ra trường vẫn thất nghiệp "dài" trong khi nhà tuyển dụng thì vẫn kêu than không đạt chỉ tiêu chỉ bởi chất lượng của các đối tượng ứng tuyển không đạt yêu cầu.

Không chỉ tại VDPF 2015 mà còn tại nhiều diễn đàn khác như diễn đàn DN Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Nhật Bản..., các chuyên gia và các nhà tuyển dụng đều đặt ra những câu hỏi về cách phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của họ.

Ông Đặng Huy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã từng trả lời với báo chí rằng, "Bộ KH&ĐT sẽ là đầu mối dẫn dắt DN trong và ngoài nước đến gần hơn với các trường đại học, cao đẳng… để tìm ra được những phương án đào tạo phù hợp và hiệu quả nhất”. Đây được xem là một trong những phương án tối ưu và hiệu quả để tạo nên sự liên kết giữa các bên.

Điều này có nghĩa, nhận thức của các cơ quan quản lý đã rất rõ ràng về vai trò của sự liên kết giữa nhà tuyển dụng và nơi đào tạo trong định hướng chính sách phát triển thị trường nhưng từ nhận thức đến áp dụng vào thực tiễn vẫn còn là một khoảng cách khá xa.

Những định hướng được đề cập đến trong chính sách phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự liên kết các đơn vị liên quan mà theo WB, còn phải kèm theo nâng cao năng lực cơ bản - nhu cầu mới phát sinh trong hội nhập.

Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng, năng lực cơ bản của người lao động Việt Nam cần đươc nâng cao hơn nữa. Không chỉ gói gọn trong các kỹ năng thuộc diện "xóa đỏi giảm nghèo" bao gồm các kỹ năng cơ bản từ kỹ năng đọc viết, toán học đến kiến thức khoa học mà còn phải hoàn thiện cả các kỹ năng nhận thức và hành vi cao cấp từ tư duy phản biện, ứng dụng kiến thức nhiều lĩnh vực, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp... Những yếu tố cơ bản để tăng khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức của đội ngũ nhân lực.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã rất nhất trí và xem trọng nâng cao đội ngũ nhân lực như một trong những bước "đột phá" để cạnh tranh thành công.

Hội nhập mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế và sự thay đổi của tiêu chuẩn chất lượng nhân lực để từ đó thay đổi tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Nâng cao đội ngũ nhân lực hiện nay đã không còn bó hẹp trong kỹ năng "cứng" cần phải theo yêu cầu của từng ngành nghề cụ thể mà đã nhân rộng ra những kỹ năng "mềm" - những yếu tố đã được chú trọng đào tạo trong hệ thống giáo dục suốt thời gian qua.

Và định hướng trong thời gian tới chính là nhân rộng và áp dụng triệt để các biện pháp giáo dục này để nguồn nhân lực Việt Nam (từ trẻ em đến đối tượng thuộc độ tuổi lao động) sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy sự đi lên của cả nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới.

Quỳnh Liên

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên thực tế, có nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực.

Tin khác

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

(CLO) Việc gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng (TCTD) và tạo điều kiện cho TCTD thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

(CLO) Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

(CLO) Do đáp ứng nhu cầu ở thực, loại hình căn hộ chung cư vẫn chuộng người mua, đặc biệt là các sản phẩm trong phân khúc vừa túi tiền vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Bất động sản