(CLO) Theo PGS.TS. Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế, trong dự thảo chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030 đã nêu 2 giải pháp chính về cơ chế và chính sách cũng như vốn, nhưng phải tính đến nhiều giải pháp dự phòng thì mới không bị ách tắc khi đi vào thực hiện.
Theo dự thảo Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố phấn đấu đạt 29,5m2/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.
Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở; Chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung; Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê, mua phải đạt tối thiểu 5% diện tích nhà ở xã hội tại dự án…
Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sàn nhà ở. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ 14 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và ưu tiên cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D.
Về chất lượng nhà ở, cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn Thành đạt 90%, trong đó, khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.
Ảnh minh họa
Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, thông minh, ứng dụng công nghệ số.
Đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn Thành phố đạt 32m2 sàn/người, trong đó, khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.
Về chất lượng nhà ở hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ tại khu vực đô thị, trong đó, tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ tại khu nhà “ổ chuột” trong nội đô dọc theo các sông, kênh trên địa bàn Thành phố; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố khu vực nội đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.
Cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu 100% các KCN, KCX của Thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 5% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Đa dạng hóa loại hình sản phẩm nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, theo đó tối thiểu đạt tỷ lệ % đối với từng loại hình trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án: 5% nhà ở cho thuê, 10% nhà ở cho thuê mua. Tăng tỷ trọng nhà ở có diện tích trung bình và giá cả hợp lý phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân.
Ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực ngoại thành, đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh của Thành phố và dọc hai bên các đường giao thông hướng tâm vào trung tâm Thành phố. Phấn đấu 100% dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, thông minh, ứng dụng công nghệ số.
Nêu cụ thể về dự báo dân số, nhà ở với định lượng cứng
Liên quan đến dự thảo trên, phát biểu tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030, diễn ra ngày 14/6, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng cần nêu cụ thể về dự báo dân số, nhà ở với định lượng cứng: Năm 2025 là 9,1 triệu và năm 2030 là 9,8 triệu.
Từ đó, căn cứ định hướng sàn nhà ở bình quân để tính nhu cầu tổng thể phát triển nhà ở Thành phố bởi số lượng dân, phân bố dân số, tỷ lệ đô thị hóa, mô hình đô thị tác động đến tính toán nhu cầu nhà ở và phân bố chỉ tiêu cho từng loại nhà ở.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng đề nghị cần phân tích khoa học hơn để định hướng cụ thể cho từng loại hình nhà ở và xem xét chính sách đặc thù là nhà ở cho cán bộ, viên chức của cả Trung ương và Thành phố, nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trong chương trình phát triển nhà ở, đây cũng là kinh nghiệm từ nước ngoài khi thực hiện mô hình chùm đô thị.
Về giải pháp phát triển các loại hình nhà ở, theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cần bổ sung chính sách nhà ở với người có công và hộ thu nhập thấp. Đồng thời, xác định mục tiêu xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng để tránh hiện tượng không thu hút người ở, chuyển nhượng tùy tiện và phải điều chỉnh như thực tế diễn ra vừa qua.
Về nhà ở tái định cư, cần bổ sung cơ chế tạo thuận lợi và thu nhập cho đối tượng giãn dân trong nội đô lịch sử, đang là điểm nghẽn trong quản lý dân cư. Về nhà ở của các hộ gia đình và cá nhân, cần bổ sung thêm giải pháp tạo cơ chế chính sách để bảo tồn, phát huy giá trị nhà ở có giá trị di dân trong khu vực đô thị.
Có giải pháp dự phòng tránh bị ách tắc khi thực hiện
Theo TS Lê Văn Hoạt, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ-Pháp luật, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội cho biết, đây là công việc có nội dung rộng, rất phức tạp, yêu cầu có tư duy tổng hợp tốt và có sức khái quát với tầm nhìn dài hạn, trong đó, chúng ta chưa hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội là một trở ngại không nhỏ. Do đó, việc các cơ quan thành phố xây dựng được bản dự thảo Chương trình phát triển nhà ở Thủ đô giai đoạn 2021-2030 là một cố gắng lớn.
Ngoài ra, việc đánh giá thực trạng phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn thành phố là nội dung quan trọng, cần bổ sung, hoàn chỉnh thêm để đưa vào nội dung Chương trình phát triển nhà ở. Trong đó cần chỉ rõ thực trạng và cơ cấu, chất lượng của nhà ở trên địa bàn thành phố; chỉ rõ những thành tựu và các mặt hạn chế trong đầu tư xây dựng và trong quản lý nhà ở.
“Hiện nay, UBND TP đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 trong khi chưa kịp xây dựng chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2030. Do vậy, sẽ tốt hơn nếu Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021- 2030 đề xuất tiến độ thực hiện theo giai đoạn 2021 - 2025 và 2025 - 2030. Cũng trên cơ sở đó, UBND TP nên rà soát lại và điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 trước khi ban hành”, ông Lê Văn Hoạt chia sẻ.
Còn theo PGS.TS. Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế cho rằng, về đối tượng cho thuê cần xem xét đến các đối tượng là lao động tự do, vãng lai từ các tỉnh về Hà Nội kiếm sống. Bên cạnh đó, về nhà ở xã hội, đề nghị nâng mức nhà cho thuê từ 5-10% của 1.250.000m2 sàn vì nhu cầu thuê vẫn nhiều.
Ngoài ra, trong Dự thảo đã nêu được 2 giải pháp chính về cơ chế và chính sách cũng như vốn, nhưng phải tính đến nhiều giải pháp dự phòng thì mới không bị ách tắc khi đi vào thực hiện.
(CLO) Chiều 17/3, chuyến bay ZF2577 của Hãng hàng không Azu Air LLC, khởi hành từ Sân bay quốc tế Irkutsk, Liên bang Nga, đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Cam Ranh, đưa 231 du khách Nga đến du lịch tại Khánh Hòa.
(CLO) Công an tỉnh An Giang khẳng định việc đăng tải, lan truyền thông tin trên mạng xã hội vào ngày 16/3/2025 về việc người phụ nữ bị đối tượng lạ mặt giật dây chuyền xảy ra tại khu đô thị Tây Sông Hậu, thuộc khóm Đông Thịnh 2, phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang gây hoang mang dư luận là sai sự thật.
(CLO) Ngày 17/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng thông tin, đã tống đạt các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Thứ (SN 1967, chủ nhà nghỉ Nhã Uyên, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) về tội 'Tổ chức đánh bạc'.
(CLO) Việc dùng phân động vật để bảo tồn giống loài của chúng nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng một dự án khoa học mới đang thử nghiệm khả năng này với hy vọng giúp bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 18/3 để thảo luận về khả năng chấm dứt xung đột ở Ukraine, sau khi các cuộc đàm phán giữa quan chức hai nước diễn ra tại Moscow.
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm vừa có tờ trình gửi Sở Tài chính Hà Nội về việc giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án mở rộng quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
(CLO) Chiều 17/3, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Võ Thị Minh Sinh được chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020-2025.
(CLO) Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về địa phương, lập Chi Cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường.
(CLO) Ngày 17/3, tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, phối hợp cùng Cục Chính trị Hải quân, Câu lạc bộ Phóng viên ảnh Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng" và "Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển".
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm vừa trình UBND TP Hà Nội kế hoạch mở rộng quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, với mục tiêu phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" trước ngày 30/4/2025 và hoàn thành dự án trong năm 2025, nhằm cải tạo không gian phía bắc hồ Gươm.
(CLO) Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 945 /UBND-TTĐT gửi UBND quận Nam Từ Liêm việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về đất nông nghiệp biến thành kho bãi.
(CLO) Công an xã Tân Thành kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng từ 14 đến 16 tuổi chuẩn bị hung khí, hẹn gặp nhau ở khu vực vắng người để giải quyết mâu thuẫn.
(CLO) Chiều 17/3, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Võ Thị Minh Sinh được chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020-2025.
(CLO) Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, khó, chuyên môn sâu và thay đổi rất nhanh, cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên.
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm vừa trình UBND TP Hà Nội kế hoạch mở rộng quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, với mục tiêu phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" trước ngày 30/4/2025 và hoàn thành dự án trong năm 2025, nhằm cải tạo không gian phía bắc hồ Gươm.
(CLO) Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 945 /UBND-TTĐT gửi UBND quận Nam Từ Liêm việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về đất nông nghiệp biến thành kho bãi.
(CLO) Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết quan trọng nêu bật vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế đất nước. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này của đồng chí Tổng Bí thư
(CLO) Sáng 17/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu Quốc hội các khóa tỉnh Sóc Trăng về nguồn hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026).
(CLO) Sáng 17/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền các nước Hy Lạp, Colombia, Panama và 6 Đại sứ kiêm nhiệm tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 17/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội.
(CLO) 95 năm đã qua, trên mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xứng đáng là Đảng bộ của Thủ đô - trái tim của cả nước. Tự hào truyền thống vẻ vang, vững bước tiên phong trong kỷ nguyên mới.