Phát triển nông nghiệp công nghệ cao không nhất thiết phải có cánh đồng lớn

Thứ ba, 07/06/2022 19:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, thực tiễn thế giới chứng minh rằng phát triển công nghệ cao, nông nghiệp hiệu quả không có nghĩa phải cánh đồng lớn mới phát triển được.

Chiều nay (ngày 7/6), tại phiên chất vấn của Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã đặt câu hỏi: Tình trạng sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ những giải pháp căn cơ để thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao; những giải pháp để nâng cao hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp?

phat trien nong nghiep cong nghe cao khong nhat thiet phai co canh dong lon hinh 1

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Nhiều hộ gia đình đã nâng mức độ sử dụng đất đạt kết quả rất lớn

Trả lời vấn đề đại biểu nêu liên quan đến lĩnh vực đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, liên quan đến vấn đề tập trung về đất đai để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp lớn, quan điểm của ông chỉ dùng là tập trung, bởi nếu hiểu tích tụ đó là chuyển quyền sử dụng đất thì đây là một vấn đề phải tính toán rất lớn đến quá trình chuyển đổi lực lượng sản xuất, vấn đề liên quan đến an ninh, chính trị, trật tự và đặc biệt là công ăn việc làm đối với người nông dân.

"Ở đây tập trung về đất đai thì có rất nhiều hình thức đã hết sức thành công trong cả nước, đó là thông qua việc dồn điền, đổi thửa, hình thức các hợp tác xã liên kết, liên doanh, hình thức cho thuê. Còn phần chuyển mục đích sử dụng thì cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt là hiện nay nhiều hộ gia đình đã nâng mức độ sử dụng đất và sử dụng liên doanh, liên doanh, liên kết đạt kết quả rất lớn", ông Trần Hồng Hà cho biết.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh vướng mắc đến hạn mức để chuyển nhượng đất trồng lúa và đất lâm nghiệp. Theo ông, nếu nói đến 2 hecta và hạn mức đất lúa nhân lên 10 lần là 20 hecta và 20 hecta nếu tính trung bình đầu tư để sản xuất công nghệ cao và hiện đại, nhìn chung khoảng 12 người trong 1 hộ, nói lên năng lực để có nhiều hộ lớn như hiện nay để đầu tư là không phải.

Thứ nữa, thực tiễn thế giới chứng minh rằng phát triển công nghệ cao, nông nghiệp hiệu quả không có nghĩa phải cánh đồng lớn mới phát triển được và thực tế nhiều nước đã chứng minh. "Tôi thấy nhiều mô hình hiện nay để tập trung đất đai với các mô hình hợp tác xã và những mô hình tôi đã nói, đó là những điều kiện để liên doanh, liên kết để doanh nghiệp gắn với người nông dân. Doanh nghiệp sẽ phát triển, chuyển giao công nghệ giống, phân bón vào thị trường và người nông dân vẫn sản xuất trên mảnh ruộng của mình. Ly nông nhưng không ly hương, đó là điều chúng tôi mong muốn và chúng tôi cho rằng điều này khi sửa Luật Đất đai sẽ làm được", ông Trần Hồng Hà cho biết.

phat trien nong nghiep cong nghe cao khong nhat thiet phai co canh dong lon hinh 2

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay cũng đã tính toán quy hoạch đất nông nghiệp công nghệ cao và đất nông nghiệp công nghệ cao nằm trong quỹ đất mà hiện nay đang sử dụng cho đất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Trần Hồng Hà, chưa có nhiều địa phương, cụ thể, hiện nay mới có khoảng 4.710 hecta đã được quy hoạch khu công nghệ cao, nhưng một số địa phương mới quan tâm đưa vấn đề này vào.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, trên thực tế để đưa ra mô hình công nghệ cao, sản xuất quy mô công nghệ, các vấn đề liên quan đến toàn diện đầu tư như là giống, các vấn đề liên quan đến tiêu thụ, v.v. chưa được quan tâm nhiều và có thể khẳng định khu công nghệ cao cũng cơ chế giống như các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện nay, chỉ có vấn đề là chúng ta quan tâm.

"Thực tế hiện nay tiếp nhận đất hạn mức đối với các doanh nghiệp thì không hạn chế quỹ đất, chỉ đối với hộ gia đình, nên sắp tới sửa Luật Đất đai sẽ tính thêm đối với vấn đề hộ gia đình và các điều kiện, tiêu chí thế nào đó để các doanh nghiệp có thể tham gia vào trong mối quan hệ là nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân và doanh nhân để làm sao tạo ra những giá trị cao và đưa khoa học công nghệ vào đây", ông Trần Hồng Hà nói.

phat trien nong nghiep cong nghe cao khong nhat thiet phai co canh dong lon hinh 3

Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Thị trường mới là cái quyết định phương thức sản xuất phù hợp

Làm rõ thêm về tích tụ để làm nông nghiệp công nghệ cao, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bày tỏ quan điểm thống nhất với Bộ trưởng Trần Hồng Hà trong bối cảnh này lựa chọn "mô hình tập trung" giữa mô hình tập trung và tích tụ .

Tuy nhiên theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nếu cá biệt, điều kiện thuận lợi vẫn tích tụ nhưng bài toán xã hội khi người dân không còn đất nữa, khi chưa chuyển đổi được nghề nghiệp và chưa chuyển đổi được một tâm thế thì cũng là một vấn đề trong vấn đề xã hội nông thôn.

"Nông nghiệp công nghệ cao thực ra là một phương thức sản xuất, thị trường mới là cái quyết định phương thức sản xuất phù hợp", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh và cho biết, nếu doanh nghiệp sản xuất theo phương án nông nghiệp cao, có thị trường thì sẽ tạo điều kiện.

"Chúng ta có rất nhiều cấp độ thị trường ở trong bối cảnh này. Do đó, để phát triển thị trường là vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương cho từng mô hình sắp tới. Nếu chúng ta muốn có nông nghiệp hữu cơ chúng ta phải có thị trường riêng của nông sản hữu cơ, sản phẩm chế biến hữu cơ. Còn nếu chúng ta muốn cũng có thị trường những sản phẩm nằm theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì chúng ta phát triển", ông Lê Minh Hoan nói.

Theo ông Lê Minh Hoan, vai trò của Nhà nước là vai trò kiến tạo, vai trò kích hoạt, vai trò tạo ra thị trường, tạo ra thể chế nhưng vấn đề lựa chọn mô hình là xã hội, doanh nghiệp và người dân muốn hướng tới thì chúng ta khuyến khích.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho các nhà đầu nước ngoài, Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần có tính toán, tránh phát triển nóng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần có tính toán, tránh phát triển nóng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đào tạo ngành vi mạch bán dẫn cần có tính toán, dự báo dựa trên tín hiệu thị trường, thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường, tránh phát triển nóng, tràn lan, thiếu hiệu quả.

Tin tức
Khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ

Khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ

(CLO) Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Tin tức
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 4/5, TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức
Quân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ: Những nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng

Quân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ: Những nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng

(CLO) Nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp Ivan Cadeau nhìn nhận, trận Điện Biên Phủ thực sự là “tấn bi kịch với những binh lính Pháp, những người trú ẩn trong căn hầm được đào sâu trong lòng các ngọn đồi được đặt tên theo những người phụ nữ, trải qua nhiều trạng thái đan xen, từ tin tưởng tuyệt đối đến ủ rũ, từ hy vọng đến tan vỡ ảo tưởng, cho đến một chung cuộc cuối cùng”. Điều đáng nói là, trước khi buộc phải chấp nhận “chung cuộc cuối cùng” ấy, phía Pháp đã phải viện tới rất nhiều phương án giải nguy cho Điện Biên Phủ.

Tin tức