“Phát triển tài chính bán lẻ – Cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế”.

Thứ năm, 13/07/2017 06:25 AM - 0 Trả lời

Ngày 12/7/2017, tại Hà Nội, Báo Đầu tư và E.Life Media đã phối hợp tổ chức hội thảo “Tọa đàm về phát triển tài chính bán lẻ- cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế” với sự tham gia của đại diện Vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, Viện chiến lược Ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các Chuyên gia kinh tế và các Công ty tài chính (CTTC) cùng gần 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp.

(CLO) Ngày 12/7/2017, tại Hà Nội, Báo Đầu tư và E.Life Media đã phối hợp tổ chức hội thảo “Tọa đàm về phát triển tài chính bán lẻ- cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế” với sự tham gia của đại diện Vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, Viện chiến lược Ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các Chuyên gia kinh tế và các Công ty tài chính (CTTC) cùng gần 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp. Trong phần trình bày tham luận, các chuyên gia, diễn giả đã cung cấp những số liệu, hiện trạng, cũng như khung pháp lý liên quan tới thị trường tài chính bán lẻ Việt Nam. Nhiều ý kiến đánh giá vai trò lớn của tài chính bán lẻ với đời sống của người dân, nhất là với những người không đủ điều kiện để tiếp cận vốn vay ngân hàng. Thực trạng, tiềm năng và vai trò của tài chính tiêu dùng Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vàng nhờ những điều kiện lý tưởng như: Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số đạt ngưỡng gần 95 triệu dân với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52%; Nhóm lao động có xu hướng chi tiêu vượt mức lương, đồng thời chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng. [caption id="attachment_172585" align="aligncenter" width="800"]Toàn cảnh buổi tọa đàm Toàn cảnh buổi tọa đàm - Ảnh Chí Cường[/caption] T.S Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng là 646.000 tỷ đồng (khoảng 28 tỷ USD), chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế. Còn theo dự báo mới nhất của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019. [caption id="attachment_172587" align="alignnone" width="800"]Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chia sẻ tại buổi tọa đàm Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chia sẻ tại buổi tọa đàm[/caption] Tuy nhiên, với mức tăng trưởng liên tục 20% - 30%/năm từ năm 2010, con số 1 triệu tỷ  có thể sẽ còn sớm đạt được hơn dự báo. Ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, tỷ trọng tiêu dùng trên GDP của Việt Nam tăng rất nhanh từ 52,5% vào năm 2005 lên đến đỉnh điểm 77,7% vào năm 2009. Giai đoạn 2010-2016 nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng và tỷ lệ tiêu trên GDP cũng suy giảm đến đáy vào năm 2012 nhưng từ năm 2013 đến nay tỷ lệ này liên tục tăng cao và đạt 78,34% vào năm 2016. Theo số liệu của cơ quan thông tin kinh tế EIU của Tạp chí The economists thì tổng mức tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân ở Việt Nam năm 2015 chiếm khoảng 67% GDP. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển như Singapore là 37%, Anh là 65%, Đức là 54% và Nhật Bản là 59%. Tại các nước Châu Á thì Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cao nhất.Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất vào tháng 6/2017 của Stoxplus,tín dụng tiêu dùng của Việt Nam(9,8%) vẫn còn thấp so với các nước khác như Malaysia (14%), Anh (16%), Mỹ (23%) nên dư địa phát triển vẫn còn rất lớn. Về mặt tích cực, hoạt động cho vay tiêu dùng được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hợp lý hóa quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường; Giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức cho người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”; Giúp người nghèo, người thu nhập thấp có điều kiện tích lũy tài sản… nhờ sự linh hoạt, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân và hộ gia đình với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú. Căn nguyên lãi suất cho vay tiêu dùng Vai trò của tài chính tiêu dùng là không thể phủ nhận, tuy nhiên,vẫn còn các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC hiện đang ở mức cao? Giải thích vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe -Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho biết: Thứ nhất, đối tượng khách hàng phục vụ và phương thức hoạt động của CTTC tiêu dùngrất khác ngân hàng thương mại(NHTM) nên không thể so sánh mức lãi suất của 2 tổ chức tín dụng này với nhau . Các NHTM tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn về điều kiện cấp tín dụng và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, gói vay lớn nên rủi ro thấp hơn, kéo theo mức lãi suất cũng sẽ thấp hơn. Trong khi đó, các CTTC hướng đến phân khúc khách hàng gồm nhóm đối tượng “dưới chuẩn”,không đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng. Thứ hai
, mức độ rủi ro khi cho vay của các CTTC cao hơn nên phần bù rủi ro trong yếu tố cầu thành lãi suất tăng cao.Các CTTCcung cấp các khoản vay nhỏ, không tài sản đảm bảo, phục vụ nhu cầu mua sắm trang thiết bị gia đình, xe máy, tiền mặt phục vụ nhu cầu đột xuất… thủ tục lại phải rất nhanh chóng, thuận tiện. Trong khi đó, quy định, thủ tục của các NHTM thường rất nhiều và tốn kém thời gian thẩm định. Ông Phạm Xuân Hòe -Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Thứ ba , chi phí vốn đầu vào của các CTTC luôn ở mức cao nên lãi suất cho vay cũng cao tương ứng. Do phải hoạt động bằng vốn điều lệ cộng với phát hành trái phiếu cho các pháp nhân là người mua, đi vay các NHTMmà không được trực tiếp huy động vốn từ dân cư hay doanh nghiệp như NHTM nên chi phí vốn đầu vào của các CTTC luôn bị “đội” lên khá nhiều. Thứ tư, chi phí hoạt động trên một khoản vay ở mức cao . Do các khoản vay của CTTC có giá trị nhỏ, kỳ hạn ngắn (khoảng 6 - 18 tháng) trong khichi phí thẩm định, làm hồ sơ thủ tục,thu hồi nợ, quản lý, phí phục vụ,…cũng vẫn giống như một khoản vay thông thường, dẫn đến việc họ buộc phải áp dụng mức lãi suất cao hơn NHTM. Nỗ lực mở rộng thị trường tài chính tiêu dùng một cách toàn diện và giải pháp phát triển TS Lực cho rằng, tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn ít do nhận thức, văn hóa (thói quen) vay tiêu dùng hạn chế, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa hoàn toàn phù hợp; chính sách tín dụng của các ĐCTC với khẩu vị rủi ro thận trọng Thủ tục còn phức tạp, thủ công còn nhiều... Khuôn khổ pháp lý còn chưa đồng bộ, chưa nhất quán. Thị trường tài chính (gồm cả tài chính vi mô) chưa phát triển. Hệ thống các TCTD đang tái cơ cấu. Quan niệm về tín dụng chưa theo thông lệ… “Đặc biệt, ở các nước phát triển quyền lợi người tiêu dùng được bảo đảm nhưng ở Việt Nam nhận thức, thượng tôn pháp luật của người đi vay còn hạn chế”, ông Lực nói. Bên cạnh những khó khăn gặp phải các đại biểu tham dự chương trình tọa đàm cũng đã ghi nhận những nỗ lực phát triển thị trường tài chính tiêu dùng trong những năm vừa qua. Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tài chính tiêu dùng,ông Nguyễn Tú Anh đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo vệ người tiêu dùng trước những rủi ro vỡ nợ. Các CTTC cần nâng cao quy trình thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ, lịch sử vay và trả và các yếu tố khác của khách hàng để tránh những xung đột xã hội. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho chính mình, trước khi đặt bút ký hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình và tìm hiểu kỹ lưỡng về lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay, công thức tính toán,... Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhấn mạnh. Ông Trương Thanh Đức cũng cho rằng: Thông tư số 43/2016/TT-NHNN có những tác động tích cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng, giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của khách hàng, đồng thời tạo môi trường phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, các CTTC vẫn cần xác định kinh doanh phải uy tín,bài bản và luôn đặt quyền lợi của người tiêu dùng ở mức cao nhất. T.S Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh, muốn phát triển thị trường tài chính tiêu dùng, NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước…không chỉ cần hoàn hiện hành lang pháp lý mà còn phải tăng cường giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức tài chính tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng của người dân theo xu hướng phát triển chung của thế giới.

PV

Tin khác

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp
Chủ tịch HoREA nhắn nhủ doanh nghiệp bất động sản về bài học 'nhớ đời'

Chủ tịch HoREA nhắn nhủ doanh nghiệp bất động sản về bài học "nhớ đời"

(CLO) Chủ tịch HoREA mong muốn doanh nghiệp bất động sản rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá, nhớ đời để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Bất động sản
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm