Phê chuẩn EVFTA: Mới bắt đầu cuộc đua, không phải là bữa tiệc

Thứ năm, 21/05/2020 08:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không quá lạc quan về EVFTA, ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng, khi 2 hiệp định có hiệu lực, chúng ta mới bắt đầu cuộc đua chứ không phải bắt đầu bữa tiệc.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa

Không quá lạc quan về Hiệp định EVFTA; Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA), tại phiên thảo luận chiều 20/5, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc phê chuẩn 2 hiệp định mới chỉ là bắt đầu, thực hiện kết quả ra sao mới là quan trọng.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá, đây là hiệp định thương mại tự do có chuẩn mực cao nhất, hướng tới một không gian thị trường tiềm năng lớn nhất.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, 2 hiệp định này càng có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường gần 450 triệu dân của nền kinh tế thuộc loại giàu có nhất trên thế giới, đẩy mạnh khai thông dòng chảy vốn, cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Giống như một con đường cao tốc hội nhập với Liên minh châu Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ giúp chúng ta có cơ hội để hiện thực hóa những kỳ vọng bứt phá của thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tại kỳ họp này, Quốc hội bấm nút phê chuẩn hiệp định, cũng là bấm nút thông xe cho con đường cao tốc quan trọng này”, ông Lộc nói.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch VCCI, cao tốc EVFTA không phải con đường miễn phí, thông xe mới chỉ là mở lối đi, còn rất nhiều việc phải làm để “đoàn xe doanh nghiệp” và cả nền kinh tế vận hành trơn tru. Do vậy, phải làm ngay những “đường gom”, “lối mở” để vào cao tốc. Đó chính là những luật, nghị định, thông tư nội luật hóa các cam kết, hoặc hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện các cam kết đó.

“Với EVFTA, chúng ta cũng phải làm quyết liệt công tác tổ chức bộ máy, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, cơ quan liên quan ở cả trung ương và địa phương, hướng dẫn thực hiện và thường xuyên rà soát, kiểm tra trên thực tế. Mục tiêu là để bảo đảm cán bộ thừa hành phải biết và hiểu đúng việc cần làm; ngăn chặn được các biểu hiện xin- cho, nhũng nhiễu “hành” doanh nghiệp, tạo ra “ổ gà, ổ voi thủ tục” trong quá trình thực thi hiệp định “cao tốc” quan trọng này”, ông Lộc nói.

Từ điểm cầu TP HCM, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, hai hiệp định này sẽ tạo điều kiện để chúng ta đa phương, đa dạng hoá, tối ưu hoá quan hệ thương mại, đầu tư. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị Chính phủ có chiến lược, kế hoạch cụ thể để toàn xã hội, nền kinh tế, hệ thống chính trị phải nỗ lực phấn đấu, triển khai bởi nếu không sẽ tuột mất cơ hội.

“Khi 2 hiệp định có hiệu lực, tôi xin lưu ý là chúng ta mới bắt đầu cuộc đua chứ không phải bắt đầu bữa tiệc. Nếu không tận dụng thành công, chúng ta có thể tụt hậu, như vậy, tiệc thì người khác ăn nhưng nợ ta sẽ gánh. Mong Chính phủ phải có kế hoạch rút kinh nghiệm quá trình hội nhập những năm qua, có thay đổi mạnh mẽ về thể chế để tận dụng được thời cơ vàng này, để trong vài thập kỷ tới, chúng ta gia nhập các nước phát triển”.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, các hiệp định sẽ tạo ra chuỗi cung ứng khép kín cho các ngành hàng nông sản, thủy sản, may mặc của Việt Nam.

“Chính phủ cần xác định ngay các sản phẩm, hàng hoá nào là thế mạnh khi xuất khẩu vào thị trường EU. Từ đó đánh giá ngay mức độ đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật xem những hàng hoá đó cần phải làm gì để đạt được tiêu chuẩn của EU và Chính phủ phải làm gì về mặt chính sách, thể chế để giúp các doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn đó”, ông Cường nói.

T.Toàn

Tin khác

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức
Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức