Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Báo cáo cần có lập luận, dẫn chứng rõ ràng, có tính phản biện

Thứ năm, 24/06/2021 19:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu Báo cáo cần bảo đảm tính khái quát, tránh chung chung, có lập luận, dẫn chứng rõ ràng, có tính phản biện, với tinh thần đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển kinh tế xã hội...

Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khi dự phiên họp thẩm tra báo cáo của Chính phủ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và giải pháp 6 tháng cuối năm 2021. Phiên họp do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức diễn ra ngày 24/6 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đến dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đến dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Ủy ban Kinh tế chủ trì thẩm tra Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2021 và Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Trước đó Ủy ban Kinh tế đã có thẩm tra sơ bộ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 57 (tháng 6/2021) về các nội dung này.

"Đây là các nội dung hết sức quan trọng bởi khác với thông lệ Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, ngoài các nội dung về nhân sự chủ chốt trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội sẽ xem xét quyết định các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025…", ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV sẽ nhận được sự quan tâm, kỳ vọng lớn của cử tri và Nhân dân cả nước về một Quốc hội mới, Chính phủ mới, các vấn đề quốc kế dân sinh, cùng với đó là sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội nhất là các đại biểu lần đầu trúng cử.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các nội dung báo cáo cần được chuẩn bị tốt, kỹ lưỡng, nêu được các vấn đề chung của cả nước vừa có phát triển vùng, địa phương, bên cạnh các vấn đề vĩ mô cũng cần quan tâm đến vấn đề cụ thể như đồng bằng sông Cửu Long, vùng miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai…

"Báo cáo cần bảo đảm tính khái quát, tránh chung chung, có lập luận, dẫn chứng rõ ràng, có tính phản biện, với tinh thần đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển kinh tế xã hội, phân tích cân đối, hài hòa giữa thành tích với tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để báo cáo được toàn diện", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh..

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý các cơ quan của Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm tham gia góp ý thẩm tra các báo cáo này, có tính kế thừa giữa nhiệm kỳ cũ và nhiệm kỳ mới, chuẩn bị kỹ lưỡng, tốt nhất cho nhiệm kỳ mới, bảo đảm cho báo cáo được thống nhất, toàn diện các nội dung.

Đối với báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2021, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng bên cạnh các vấn đề các đại biểu đã nêu, cần tập trung làm rõ các vấn đề.

Cụ thể, một là, phòng chống dịch bệnh, chủ trương tiêm vắc-xin toàn dân, nguồn tài chính để thực hiện chiến lược vắc-xin. Hai là, các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, có đánh giá các gói hỗ trợ đã thực hiện thời gian qua một cách khách quan, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp mới và lâu dài phù hợp với tình hình. Ba là, quan tâm đến giải ngân đầu tư công, gỡ nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công tạo động lực cho phát triển, sử dụng ngân sách một cách hiệu quả.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội và các ý kiến thẩm tra tại phiên họp, Ủy ban Kinh tế sẽ tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu để hoàn thiện báo cáo thẩm tra chính thức bảo đảm chất lượng, có tính phản biện cao.

Quốc Trần

Tin khác

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức