Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Thứ tư, 24/04/2024 11:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 2684/VPCP-TH ngày 23/4/2024 nêu rõ: Văn phòng Chính phủ có Báo cáo số 1309/BC-VPCP ngày 14/4/2024, trong đó tóm tắt bài viết trên báo chí về việc lượng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh lên hơn 9,6 triệu tấn, chủ yếu là từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng ngành sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế và môi trường cạnh tranh bình đẳng.

pho thu tuong le minh khai chi dao ra soat viec gia tang nhap khau thep can nong hinh 1

Quý 1/2024, lượng nhập khẩu thép HRC giá rẻ vẫn ồ ạt tràn về Việt Nam với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước. Ảnh minh họa

Theo báo chí đăng tải, năm 2023, lượng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh lên hơn 9,6 triệu tấn, chủ yếu là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Đáng chú ý là giá nhập khẩu đã giảm mạnh từ 613 USD vào đầu năm 2023 xuống còn 541 USD trong quý 4/2023. 

Bất thường hơn khi quý 1/2024, lượng nhập khẩu thép HRC giá rẻ vẫn ồ ạt tràn về Việt Nam với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước. Chưa hết, giá nhập khẩu sản phẩm từ một số nước còn giảm 20 - 26% so với năm 2022, quanh mức 550 USD/tấn. Thực trạng này có thể thấy đây rõ ràng là hành vi bán phá giá, bán dưới giá thành.

Trong khi đó, hai đơn vị sản xuất thép HRC trong nước là Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh mỗi năm sản xuất khoảng 8,5 triệu tấn. Đây là lần đầu tiên trên thế giới xảy ra hiện tượng hàng nhập khẩu còn lớn hơn cả ngành sản xuất trong nước, gây tác động rõ rệt đến những doanh nghiệp đang sản xuất thép cán nóng dạng tấm và dạng cuộn như Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành khi mà thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất HRC trong nước giảm mạnh từ 45% của năm 2021 xuống còn 30% năm 2023. Thị phần của hàng nhập khẩu tăng từ 32% lên gần 46% và dự kiến đà nhập khẩu mặt hàng này năm 2024 sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2023, sản xuất của 2 doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng trong nước là Formosa và Hòa Phát đã sụt giảm, chỉ đạt 73% công suất thiết kế so với mức 86% của năm 2021 do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành.

Dự kiến đà nhập khẩu năm 2024 tiếp tục tăng mạnh mẽ trong bối cảnh khủng hoảng thừa thép của Trung Quốc. Với lượng nhập khẩu chưa từng có trong lịch sử, sản xuất trong nước bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến nỗ lực tự chủ sản xuất thép chất lượng cao của ngành thép đã xây dựng trong hàng chục năm qua.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức