Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Kim ngạch xuất khẩu còn phụ thuộc vào FDI”

Chủ nhật, 09/01/2022 21:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất nhập khẩu, tuy nhiên, ông lưu ý kim ngạch xuất nhập khẩu còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Năm 2021, bất chấp các tác động của đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng rất mạnh.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

pho thu tuong le van thanh kim ngach xuat khau con phu thuoc vao fdi hinh 1

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Kim ngạch xuất khẩu còn phụ thuộc vào FDI”

Để làm được điều này, ngành công thương đã tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU)…

Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú; chất lượng hàng hóa được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc,....

Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu với EU đạt 40,73 tỷ USD tăng 14,2%, với Hoa Kỳ đạt 95,7 tỷ USD tăng 24,2%, với Nhật Bản 23 tỷ USD tăng 6,4%, với Trung Quốc đạt 56,266 tỷ USD tăng 15%, với Hàn Quốc 22,125 tỷ USD tăng 15,6%,….

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Trong đó hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất với tổng giá trị 312,29 tỷ USD; hàng hóa nhập khẩu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nền kinh tế.

Lãnh đạo Bộ Công Thương nhận định: Cũng như các ngành sản xuất, quý III/2021 xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 dẫn tới 9 tháng nhập siêu 2,13 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong quý IV/2021, kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 95,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ; đã giúp cho kết quả cả năm 2021 xuất siêu đạt 4 tỷ USD. 

Nhận định về tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng:  Kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu trong năm qua không chỉ đóng góp vào tăng trưởng GDP mà còn góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, ngành xuất nhập khẩu vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, như việc quản lý thương mại biên giới còn một số bất cập. Nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu bằng hình thức tiểu ngạch, rủi ro lớn cho người sản xuất.

Đặc biệt,  thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, 2022 được dự báo có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, tăng trưởng kinh tế thế giới chưa vững chắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dự báo diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có biến động khó lường.

Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị ngành công thương cần bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, có phản ứng kịp thời trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu cần thực hiện các giải pháp bền vững, lâu dài. 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đánh giá toàn diện các tác động để tận dụng tối đa lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. 

Đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu, nhất là các thị trường tiềm năng, thị trường truyền thống; giải quyết có hiệu quả những vướng mắc trong hoạt động thông quan hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng ùn ứ tại các cảng biển, cửa khẩu, nhất là các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc như thời gian vừa qua; phối hợp với các Bộ ngành đại phương có giải pháp căn cơ, toàn diện để tăng tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

“Tôi mong muốn ngành công thương tiếp tục tập trung phát triển thương mại nội địa, mở rộng hệ thống phân phối như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, chợ đầu mối,… nhằm thúc đẩy tiêu dùng, phát triển thương mại điện tử gắn với thương mại truyền thống để khai thác hiệu quả sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng chuyển đổi số”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô