Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Rất khó để lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Thứ năm, 09/06/2022 22:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, nếu tuân thủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật một cách nghiêm túc thì hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng theo quy trình này rất khó xảy ra.

Chiều nay (9/6), phát biểu tranh luận tại hội trường (trong phiên chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Quốc hội), mặc dù nhất trí với Báo cáo giải trình của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về nội dung công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế Chính phủ nhưng đại biểu  Quốc hội Cầm Hà Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đề nghị Phó Thủ tướng trao đổi, làm rõ thêm về những hạn chế liên quan đến công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đại biểu Cầm Hà Chung nêu rõ, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng đâu đó vẫn còn lợi ích nhóm, cục bộ ngành chạy theo thành tích trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá vấn đề này như thế nào và có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới?

pho thu tuong pham binh minh rat kho de loi ich nhom trong xay dung phap luat hinh 1

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Xây dựng văn bản pháp luật là quy trình hết sức chặt chẽ

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, để bảo đảm chất lượng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đã có những quy định hết sức chặt chẽ về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nếu liên quan đến luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

"Đây là những quy định trong luật xây dựng văn bản pháp luật. Cơ quan soạn thảo phải tổng kết, thi hành pháp luật và đánh giá tác động chính sách thì mới đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, khi xây dựng phải lấy ý kiến về đánh giá tác động của chính sách trong khi xây dựng. Đây là lấy ý kiến của đông đảo nhân dân, các đối tượng bị tác động nếu như xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết liên quan đến vấn đề pháp lý thì phải đánh giá tác động", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Cũng theo Phó Thủ tướng cho biết, khi xây dựng văn bản pháp luật phải tổ chức các hội nghị, hội thảo để đánh giá, tiếp thu, qua đó cơ quan soạn thảo ngoài việc phải lấy ý kiến tổ chức hội thảo, xây dựng và ý kiến thẩm định cuối cùng là của Bộ Tư pháp và đưa ra Chính phủ tổ chức các phiên họp chuyên đề về luật pháp hoặc các phiên họp thường kỳ của Chính phủ để xem xét các dự thảo về luật, đặc biệt luật trước khi trình Quốc hội. "Đó là quy trình hết sức chặt chẽ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng nêu rõ, với quy định nêu trên của luật, nếu tuân thủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật một cách nghiêm túc thì hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng theo quy trình này rất khó xảy ra, bởi vì không thể một cơ quan nào xây dựng luật được mà phải trên cơ sở lấy ý kiến đánh giá tác động cũng như tiến trình hết sức chặt chẽ.

pho thu tuong pham binh minh rat kho de loi ich nhom trong xay dung phap luat hinh 2

Đại biểu Quốc hội Cầm Hà Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ.

Các Bộ trưởng phải có trách nhiệm trong việc xây dựng pháp luật

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã đề ra những quy định và có những biện pháp, nhóm giải pháp, đầu tiên, đó là cần minh bạch hóa và kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng luật, xây dựng văn bản.

Hai là, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, của các cơ quan Chính phủ, nhất là vai trò của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan. "Trong các cuộc họp Thủ tướng Chính phủ cũng luôn luôn yêu cầu khi xây dựng luật thì các Bộ trưởng phải có trách nhiệm trong việc xây dựng pháp luật, nếu là các cơ quan chủ quản đề xuất dự án luật. Đó là trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan phải được giao việc xây dựng, soạn thảo luật", Phó Thủ tướng nói

Thứ ba, là phát huy vai trò của Ban soạn thảo, soạn thảo theo đúng tinh thần của luật năm 2015. Theo Phó Thủ tướng, năm 2015, luật về xây dựng văn bản pháp luật đã yêu cầu thành lập các Ban soạn thảo có thành phần của nhiều cơ quan cùng tham gia vào việc xây dựng luật.

Thứ tư, là nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra của Bộ Tư pháp và các cơ quan của Quốc hội trong việc thông qua các luật.

Thứ năm, là củng cố, kiện toàn và phát huy hiệu quả tổ chức pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ. "Đây cũng là yêu cầu của Chính phủ yêu cầu các bộ đều phải có vụ, đơn vị liên quan đến việc xây dựng pháp luật, thể chế pháp luật", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, điều tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).

Tin tức
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, đây mới là thời điểm bắt đầu mùa hè, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Tin tức
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 - 1/5

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.

Tin tức
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

(CLO) Ngày 1/5/2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ban hành văn bản số 3561/TTKQH-TT về Thông cáo báo chí dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Tin tức